Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Không thể "chạy theo" đề xuất doanh nghiệp!
Dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ (gồm 3 nhà máy 1, 2, 3) tại 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), tổng vốn đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng do Công ty CP phát triển tầm nhìn Năng lượng sạch (thuộc BCG ENERGY - Công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Bamboo Capital) làm chủ đầu tư.
Giải trình sự việc với UBND tỉnh Bình Định và nhiều cơ quan chức trách địa phương, lãnh đạo Công ty CP phát triển tầm nhìn Năng lượng sạch cho biết, trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công giai đoạn 2 tại dự án Nhà máy 1 (xã Mỹ An), do nhầm lẫn trong xác định ranh giới, cột mốc dự án nên đơn vị thi công đã tác động đến phần đất nằm ngoài ranh giới được UBND tỉnh Bình Định cho thuê với diện tích khoảng 5,2ha, phần lớn là đất trống và rải rác một số cây phi lao, keo.
Lãnh đạo Công ty CP phát triển tầm nhìn Năng lượng sạch bày tỏ, rất lấy làm tiếc vì sự nhầm lẫn trên và muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến UBND tỉnh Bình Định, các sở ban ngành và chính quyền, người dân địa phương bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh Bình Định xem xét, tạo điều kiện chấp thuận cho công ty được điều chỉnh lại ranh giới dự án bằng cách hoàn trả lại nguyên trạng gần 12ha đất cho nhà nước quản lý (đất đã được thuê-PV) và bổ sung 5,2ha đất (nằm ngoài ranh giới được UBND tỉnh Bình Định cho thuê) vào dự án. Tổng diện tích dự án sau khi điều chỉnh còn lại khoảng 316,74ha (giảm 6,8ha).
Tuy nhiên, luật sư Duyên Trần – Công ty Luật Hợp danh FDVN cho rằng, việc chủ đầu tư xin trả lại gần 12ha đất đã giao cho doanh nghiệp và 'hoán đổi' phần đất 5,26ha rừng phòng hộ vừa bị chặt phá, không có cơ sở theo quy định của pháp luật.
Mỗi vị trí đất giao đầu tư dự án dựa trên là đã có tính toán, đặc biệt đây là đất rừng phòng hộ nên vị trí quan trọng, việc đồng ý hay không sẽ thuộc cơ quan đã từng quyết định chủ trương đầu tư, tuy nhiên cần xem xét đến điều kiện môi trường, tài nguyên, sinh thái....
"Không thể khắc phục lỗi của doanh nghiệp bằng cách chạy theo đề xuất doanh nghiệp và không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Điều này, sẽ tạo tiền lệ xấu dẫn tới nhiều sai phạm nghiêm trọng sau này", luật sư nhấn mạnh.
Chủ đầu tư đã có giải trình sự việc với UBND tỉnh Bình Định và nhiều cơ quan chức trách địa phương, trong clip là dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ. CLIP: Dũ Tuấn.
Phá rừng phòng hộ, sao lãnh đạo chỉ báo cáo lấn chiếm đất?
Theo luật sư Duyên Trần – Công ty Luật Hợp danh FDVN, việc lấn đất, chặt phá rừng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và hậu quả đã gây thiệt hại tới hơn 5ha rừng phòng hộ.
Cần điều tra xác minh các thông tin, để có kết luận cụ thể về vấn đề này, nếu có sự việc trên thì chủ dự án có thể bị xử lý tránh nhiệm pháp lý.
Đặc biệt, nếu có chứng cứ chứng minh rõ ràng các vấn đề thì thậm chí, chủ dự án và các bên liên quan có thể có dấu hiệu đã phạm vào Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 và Tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
"Tuy nhiên, vấn đề cần phải điều ra, làm rõ các tình tiết, dấu hiệu liên quan mới có thể có những kết luận chính xác", luật sư nhận định.
Người dân xã Mỹ An bức xúc trước việc thi công dự án phá rừng phòng hộ trái phép, tuy nhiên lãnh đạo huyện Phù Mỹ không hề nhắc đến hành vi này khi báo cáo với tỉnh. CLIP: Dũ Tuấn
Vụ việc lấn chiếm phá 5,26ha rừng phòng hộ trái phép ở xã Mỹ An, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ Bùi Long Thăng thừa nhận, diện tích rừng bị xâm chiếm, tàn phá khoảng 10 năm tuổi, thuộc rừng phòng hộ ven biển do đơn vị này quản lý.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Phan Hữu Duy ký báo cáo vụ việc gửi UBND tỉnh Bình Định (ngày 16/9), chỉ nhắc đến hành vi sai phạm lấn chiếm đất của doanh nghiệp và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long ra quyết định xử phạt hành chính.
Trong báo cáo của chính quyền huyện Phù Mỹ, không hề thống kê, làm rõ số lượng, khối lượng cây do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện quản lý bị 'đốn hạ' cũng như việc điều tra hành vi phá rừng phòng hộ trái phép.
Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Hữu Duy - người ký báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Định, cũng là người được Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Lịch giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc, nhưng vị này không phản hồi.
Phá 5,06ha rừng sản xuất, có dấu hiệu tội phạm
Một sự kiện 'nóng bỏng' khác ở tỉnh Bình Định có tính chất 'nhẹ' hơn vụ lấn đất phá rừng phòng hộ ở xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) nhưng đang được ngành chức năng khẩn trương vào cuộc là vụ phá 5,06ha rừng tự nhiên, có chức năng rừng sản xuất, do UBND xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) quản lý.
Kiểm lâm địa phương cho biết, đây là rừng tự nhiên thường xanh nghèo (trữ lượng gỗ nhỏ), việc phá rừng nghi để lấy đất rừng để trồng keo lai.
Khẳng định vụ phá rừng này, diện tích vượt khung xử phạt vi phạm hành chính, có dấu hiệu tội phạm; Sở NNPTNT tỉnh Bình Định đề nghị UBND huyện Tây Sơn chỉ đạo Công an, Viện kiểm sát, UBND xã Tây Thuận và các cơ quan có liên quan của huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm tiến hành điều tra, xác minh tìm ra đối tượng phá rừng, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.