Giá cà phê 17/8: Lượng hàng vụ mới được bán mạnh, giá cà phê 'cắm đầu'

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 17/08/2023 11:50 AM (GMT+7)
Giá cà phê 17/8: Thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ nông dân Brazil đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, trong khi giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng tiêu cực do lượng hàng vụ mới sẵn sàng để bán ra thị trường ngày càng nhiều. Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước giảm 900 - 1.000 đồng/kg...
Bình luận 0

Giá cà phê 17/8: Giảm 1.000 đồng/kg, về dưới mức 65.000 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ sáu. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 41 USD, xuống 2.562 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm thêm 55 USD, còn 2.378 USD/ tấn, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kéo dài chuỗi giảm lên phiên thứ bảy. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 0,35 cent, xuống 148,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,75 cent, còn 150,60 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê 17/8: Lượng hàng vụ mới được bán mạnh, giá cà phê 'cắm đầu' - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 17/08/2023 lúc 10:54:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 17/8: Lượng hàng vụ mới được bán mạnh, giá cà phê 'cắm đầu' - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 17/08/2023 lúc 10:54:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 17/8: Lượng hàng vụ mới được bán mạnh, giá cà phê 'cắm đầu' - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 900 – 1.000 đồng, xuống dao động trong khung 63.900 - 64.700 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 900 – 1.000 đồng, xuống dao động trong khung 63.900 - 64.700 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 63.900 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 64.000 đồng/kg, giảm 900 đồng/kg. 

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 64.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 64.700 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát sau khi giảm 1.000 đồng/kg.

Đồng tiền của hai nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới mất giá đẩy cà phê giảm nhanh không ngừng, trong bối cảnh áp lực bán hàng vụ mới từ Brazil.

Giá cà phê Robusta được dự báo sẽ kết thúc năm dưới mức hiện tại nhưng vẫn ghi nhận mức tăng hàng năm là 28%, theo một cuộc thăm dò mới công bố.

Cooxupe (Brazil), hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước này, cho biết vụ thu hoạch năm 2023 tại các khu vực mà họ hoạt động tính tới ngày 11/8 đã đạt 81,9% diện tích.

Điều kiện khô hạn ở Brazil đã đẩy nhanh vụ thu hoạch cà phê của nước này, thúc đẩy nguồn cung và giảm giá. Khu vực Minas Gerais (chiếm khoảng 30% sản lượng Arabica) của Brazil không có mưa vào tuần trước.

Trong một diễn biến liên quan, hiện tượng El Nino gây hạn hán có thể làm giảm hơn nữa sản lượng cà phê ở Indonesia, nước trồng cà phê lớn thứ tư thế giới, sau khi sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua do mưa lũ, đẩy giá mặt hàng Robusta lên cao trong thời gian gần đây.

Indonesia nổi tiếng với sản phẩm Robusta, loại cà phê có vị đậm và đắng độc đáo. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, sản lượng cà phê giảm khiến giá mặt hàng này leo thang, tăng tới 40% vào tháng 6.

Cơ quan thời tiết Indonesia (BMKG) cảnh báo “năm 2023, Indonesia có thể hứng chịu nhiều đợt thời tiết cực đoan, trong đó hiện tượng El Nino nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh vào các tháng cuối năm nay và đầu năm 2024”. BMKG cũng cho hay, "nếu xảy ra tình trạng khô hạn, sản lượng cà phê có thể giảm hơn nữa vào niên vụ 2024/2025".

Hiện tượng thời tiết El Nino, thường mang đến thời tiết khô và nóng kéo dài cho quốc gia nhiệt đới này, đã ảnh hưởng đến hơn 2/3 diện tích quốc gia, bao gồm Java và một phần của Sumatra, hai khu vực sản xuất cà phê trọng điểm.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê của Indonesia niên vụ 2023/2024 được dự báo đạt 9,7 triệu bao 60 kg, giảm so với mức 11,85 triệu bao trong niên vụ trước và thấp nhất kể từ niên vụ 2011/2012.

Khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm tới nay theo đúng chu kỳ khi lượng tồn kho trong nước đang cạn dần. Tuy nhiên, giá cà phê vẫn đang duy trì ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 7 đạt 108.872 tấn, trị giá 307,9 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 18,4% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 7,6% về lượng nhưng tăng 14,1% về trị giá.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 1,1 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, do giá bán tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 3,7% lên mức kỷ lục 2,7 tỷ USD.

Như vậy, tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ đầu niên vụ 2022 – 2023 đến nay (tháng 10/2022 đến tháng 7/2023) đạt 1,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với khối lượng xuất khẩu như trên cộng với nhu cầu tiêu thụ nội địa ước khoảng 200.000 tấn, tồn kho cà phê trong nước gần như đã cạn bởi theo ước tính của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2022-2023 vào khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước.

Bệnh tuyến trùng hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, các loài tuyến trùng thuộc nhóm nội sinh ký sinh di động trong rễ cây không tạo u sưng có mặt và phổ biến ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. 

Ngoài cà phê tuyến trùng còn ký sinh gây hại ở nhiều cây trồng khác như: Đậu tương, dứa, lạc, cam, chanh, thuốc lá, cà chua, lúa, mía, ngô, chuôi, khoai tây, bông, dâu tây...

Bệnh xuất hiện trên vườn cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản nhưng chủ yếu là cà phê kinh doanh. Hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chóp rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng héo dần rồi chết. 

Trên cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn sơ với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đối với các vườn cây chưa bị bệnh cần phải bón phân hoá học đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. Bệnh thường lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước.

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Rễ cà phê bị bệnh biến vàng, sau chuyển sang màu nâu, một bên bị thối, một vài vết trên lá biến màu sau biến vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, có thể dẫn tới chết cây. Năng suất ảnh hưởng phụ thuộc vào tỉ lệ hại trong cây và bộ rễ bị tổn thương. Chúng di chuyển lên phía trên thân hoặc phần mô khoẻ, chích hút các rễ sinh trưởng làm rễ bị hủy diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển, lá vàng có nhiều vết đốm làm giảm năng suất thu hoạch.

ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN

Tuyến trùng có hình dạng giun, trong suốt quá trình phát triển vòng đời của chúng (kể cả cá cá thể đực và cá thể cái). Loài Pratylenchus coffeae là loài tuyến trùng đa phổ ký chủ, có khả năng ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. 

Tuyến trùng có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình ăn và một phần cơ thể chúng nằm trong tế bào. Chúng phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng.

Tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào và tạo ra vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh ở trong đất xâm nhiễm. Một chu kỳ phát triển từ 45 - 55 ngày, có một vài thế hệ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Tuyến trùng P. coffeae là tác nhân gây hại chính của bệnh thối vàng lá trên cà phê, P. coffeae phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng. Khi kết hợp với nấm Fusarium oxysporum và Fusarium solani gây hại nghiêm trọng hơn. Mật độ 20 con/50g đất và 70 con/5g rễ, cây cà phê vối có khả năng bị bệnh thối rễ vàng lá. Mật độ tăng cao vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Nhóm tuyến trùng nội ký sinh di động gây hại bộ rễ cây trồng là nhóm có ý nghĩa kinh tế nhất, số lượng nhiều, khả năng gây hại lớn trên các loại cây trồng chính song việc tiến hành các biện pháp phòng trừ cũng rất nhiều khó khăn và khá phức tạp bởi bản năng tự vệ và sự lẫn trốn của tuyến trùng cao.

Dùng biện pháp canh tác là chủ yếu, luân canh với cây trồng khác, các loại cây họ đậu kích thích sinh sản nhanh của loài Pratylenchus, trồng xen canh, dùng cây giống, cành giống sạch bệnh. Sử dụng biện pháp luân canh 2 - 3 năm kết hợp với biện pháp hóa học, canh tác, sinh học và thu gom rễ 3 lần trước khi trồng lại cà phê. Bón phân chuông với lượng 20m3/ha, hai năm bón một lần có thể hạn chế bệnh thối rễ vàng lá trên cà phê vối.

Dùng giống cà phê Coffea robusta hoac Coffea canephora var. robusta làm gốc ghép làm tăng khả năng chống chịu hạn chế tuyến trùng gây hại, sử dụng giống sạch bệnh tuyến trùng, chọn đất vườn ươm không nhiễm tuyến trùng, xử lý bằng Methyl bromide 150cm3/m3 đất khử trùng kêt hợp trừ cả tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp. cùng gây hại. 

gTrong 100g đất có thể có tới 10 - 15 tuyến trùng Pratylenchus và trên diện tích này không nên trồng cây nhiễm tuyến trùng, hoặc 100 con/cây khoai tây, trong rễ, trong đất chứa một số lượng lớn như có tới 2.000 con/5g rễ cũng cần phải loại bỏ loại đất này.

Các loại thuốc hoá học Oxamyl, Phenemiphos và Aldicarb có tác dụng phòng trừ tuyến trùng tại vườn ươm cà phê (El Salvador) thuốc Carbofuran, Namacur có hiệu quả phòng trừ tốt, làm tăng năng suất vào năm thứ hai hoặc sau 90 ngày xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem