Giá cà phê 28/8: Thị trường cà phê đầu tuần lặng sóng, hai sàn tăng giảm trái chiều
Giá cà phê 28/8: Thị trường cà phê đầu tuần lặng sóng, hai sàn tăng giảm trái chiều
Nguyễn Phương
Thứ hai, ngày 28/08/2023 13:57 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 28/8: Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều. Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước lặng sóng. Hiện, mức giao dịch cà phê cao nhất là 65.800 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông.
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới phiên hôm nay biến động trái chiều. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.544 USD/tấn sau khi giảm 1,2% (tương đương 31 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 153,15 US cent/pound sau khi giảm 0,75% (tương đương 1,15 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h54 (giờ Việt Nam).
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay đi ngang. Theo đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 64.900 - 65.800 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 64.900 đồng/kg. Tiếp đến là hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với 65.100 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.600 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Trước đó, tính chung cả tuần qua, thị trường London có 5 phiên tăng liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 74 USD, tức tăng 3,13 %, lên 2.437 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng tất cả 47 USD, tức tăng 2,04 %, lên 2.349 USD/tấn, các mức tăng khá đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 3,15 cent, tức tăng 2,10 %, lên 153,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng tất cả 2,85 cent, tức tăng 1,88 %, lên 154,30 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tâm điểm chú ý của thị trường tuần này là đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 9 và ngày thông báo đầu tiên (FND) trên cả hai sàn đã buộc các quỹ và đầu cơ phải cân đối, điều chỉnh vị thế ròng đang nắm.
Ngoài ra, áp lực của USDX tiếp tục mạnh đã khiến các quỹ và đầu cơ mạnh tay thanh lý chuyển vốn sang các thị trường phái sinh khác và chứng khoán Mỹ đang có mức lợi nhuận hấp dẫn hơn.
Thị trường cũng hướng về hội nghị chuyên đề Jackson Hole để nắm bắt những quan điểm của các nhà quản trị tài chính lớn trên thế giới về các vấn đề chính sách tiền tệ sắp tới khi đẩy lùi lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu.
Trong khi đó, biến động của tỷ giá đồng Reais – Brazil cũng là vấn đề cần quan tâm, do Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, năm nay đang thu hoạch một vụ mùa kỷ lục.
Tồn kho cà phê Robusta do sàn London Chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ sáu ngày 25/8 đã giảm thêm 4.560 tấn, tức giảm 11,80 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 34.080 tấn (khoảng 568.000 bao, bao 60 kg), tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Bệnh tuyến trùng hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ
Theo Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng, các loài tuyến trùng thuộc nhóm nội sinh ký sinh di động trong rễ cây không tạo u sưng có mặt và phổ biến ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. Ngoài cà phê tuyến trùng còn ký sinh gây hại ở nhiều cây trồng khác như: Đậu tương, dứa, lạc, cam, chanh, thuốc lá, cà chua, lúa, mía, ngô, chuôi, khoai tây, bông, dâu tây...
Bệnh xuất hiện trên vườn cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản nhưng chủ yếu là cà phê kinh doanh. Hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chóp rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng héo dần rồi chết. Trên cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn sơ với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đối với các vườn cây chưa bị bệnh cần phải bón phân hoá học đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. Bệnh thường lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước.
Triệu chứng bệnh tuyến trùng trên cây cà phê
Rễ cà phê bị bệnh biến vàng, sau chuyển sang màu nâu, một bên bị thối, một vài vết trên lá biến màu sau biến vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, có thể dẫn tới chết cây. Năng suất ảnh hưởng phụ thuộc vào tỉ lệ hại trong cây và bộ rễ bị tổn thương. Chúng di chuyển lên phía trên thân hoặc phần mô khoẻ, chích hút các rễ sinh trưởng làm rễ bị hủy diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển, lá vàng có nhiều vết đốm làm giảm năng suất thu hoạch.
Đặc điểm nhận biết cây cà phê bị nhiễm bệnh
Tuyến trùng có hình dạng giun, trong suốt quá trình phát triển vòng đời của chúng (kể cả cá cá thể đực và cá thể cái). Loài Pratylenchus coffeae là loài tuyến trùng đa phổ ký chủ, có khả năng ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuyến trùng có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình ăn và một phần cơ thể chúng nằm trong tế bào. Chúng phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng.
Tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào và tạo ra vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh ở trong đất xâm nhiễm. Một chu kỳ phát triển từ 45 - 55 ngày, có một vài thế hệ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Tuyến trùng P. coffeae là tác nhân gây hại chính của bệnh thối vàng lá trên cà phê, P. coffeae phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng. Khi kết hợp với nấm Fusarium oxysporum và Fusarium solani gây hại nghiêm trọng hơn. Mật độ 20 con/50g đất và 70 con/5g rễ, cây cà phê vối có khả năng bị bệnh thối rễ vàng lá. Mật độ tăng cao vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Nhóm tuyến trùng nội ký sinh di động gây hại bộ rễ cây trồng là nhóm có ý nghĩa kinh tế nhất, số lượng nhiều, khả năng gây hại lớn trên các loại cây trồng chính song việc tiến hành các biện pháp phòng trừ cũng rất nhiều khó khăn và khá phức tạp bởi bản năng tự vệ và sự lẫn trốn của tuyến trùng cao.
Dùng biện pháp canh tác là chủ yếu, luân canh với cây trồng khác, các loại cây họ đậu kích thích sinh sản nhanh của loài Pratylenchus, trồng xen canh, dùng cây giống, cành giống sạch bệnh. Sử dụng biện pháp luân canh 2 - 3 năm kêt hợp với biện pháp hóa học, canh tác, sinh học và thu gom rễ 3 lần trước khi trồng lại cà phê. Bón phân chuông với lượng 20m3/ha, hai năm bón một lần có thể hạn chế bệnh thối rễ vàng lá trên cà phê vối.
Dùng giống cà phê Coffea robusta hoac Coffea canephora var. Robusta làm gốc ghép làm tăng khả năng chống chịu hạn chế tuyến trùng gây hại, sử dụng giống sạch bệnh tuyến trùng, chọn đất vườn ươm không nhiễm tuyến trùng, xử lý bằng Methyl bromide 150cm3/m3 đất khử trùng kêt hợp trừ cả tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp. cùng gây hại. Trong 100g đất có thể có tới 10 - 15 tuyến trùng Pratylenchus và trên diện tích này không nên trồng cây nhiễm tuyến trùng, hoặc 100 con/cây khoai tây, trong rễ, trong đất chứa một số lượng lớn như có tới 2.000 con/5g rễ cũng cần phải loại bỏ loại đất này.
Các loại thuốc hoá học Oxamyl, Phenemiphos và Aldicarb có tác dụng phòng trừ tuyến trùng tại vườn ươm cà phê (El Salvador) thuốc Carbofuran, Namacur có hiệu quả phòng trừ tốt, làm tăng năng suất vào năm thứ hai hoặc sau 90 ngày xử lý.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.