Giá cà phê hôm nay 27/8: Một tuần tăng tốt, có loại bệnh quái ác làm chết cành cà phê rất nhanh

Nguyễn Phương Chủ nhật, ngày 27/08/2023 14:57 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 27/8: Giá cà phê trong nước tuần qua nhìn chung tăng. So với đầu tuần, các tỉnh, thành đã ghi nhận mức tăng từ 1.300 - 1.400 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta kéo dài chuỗi hồi phục do nguồn cung toàn cầu chưa có dấu hiệu cải thiện trong ngắn hạn.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 27/8: Tăng từ 1.300 - 1.400 đồng/kg tuần qua 

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này trên sàn kỳ hạn quốc tế, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 11/2023 tăng mạnh 31 USD, giao dịch tại 2.437 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2024 tăng 24 USD, giao dịch tại 2.349 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 12/2023 quay đầu giảm 1,15 Cent, giao dịch tại 153,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2024 giảm 1 Cent, giao dịch tại 154,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê hôm nay 27/8: Tuần tăng tốt, một thứ bệnh quái ác làm chết cành cà phê rất nhanh - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 27/08/2023 lúc 14:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê hôm nay 27/8: Tuần tăng tốt, một thứ bệnh quái ác làm chết cành cà phê rất nhanh - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 27/08/2023 lúc 14:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê hôm nay 27/8: Tuần tăng tốt, một thứ bệnh quái ác làm chết cành cà phê rất nhanh - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 64.900 - 65.800 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 64.900 - 65.800 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận tăng 1.300 - 1.400 đồng/kg so với đầu tuần. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 64.900 đồng/kg, tăng 1.300 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với giá 65.100 đồng/kg, tăng 1.400 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.600 đồng/kg, tăng 1.300 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, sau khi tăng 1.400 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta kéo dài chuỗi hồi phục do nguồn cung toàn cầu chưa có dấu hiệu cải thiện trong ngắn hạn. Trong khi đó, chỉ số USDX bật tăng tốt đã khiến các quỹ và đầu cơ không vội vàng tham gia giao dịch, tiếp tục đứng bên ngoài các thị trường để thăm dò thêm tin tức tài chính vĩ mô, về xu hướng chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá cà phê Robusta tăng liên tiếp khi tồn kho ICE tiếp tục giảm sâu mà không ghi nhận có sự bổ sung nào từ các nhà sản xuất chính, xu hướng bán hàng trực tiếp không qua sàn sẽ giảm thiểu nhiều chi phí gián tiếp cho các bên, trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu đang bị thiếu hụt trong thời điểm hiện tại.

Giá cà phê Arabica điều chỉnh giảm do nguồn cung dồi dào từ Brazil hiện đang thu hoạch vụ mùa mới của năm “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một” với dự báo sản lượng gần 50 triệu bao và sức bán hàng vụ mới vẫn đang mạnh mẽ nhờ tỷ giá đồng nội tệ suy yếu trở lại.

Xuất khẩu cà phê của Brazil đang được đẩy mạnh khi thu hoạch cà phê Arabica niên vụ 2023/24 đã đạt 80% diện tích. Xuất khẩu cà phê Arabica dạng hạt của Brazil đã đã đạt 2,19 triệu tấn trong tháng 7, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, Hiệp hội các nhà xuất khẩu Cecafe cho biết.

Với Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý III/2023 sẽ chậm lại do nguồn cung không còn dồi dào. Tuy nhiên, cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá do thị hiếu tiêu dùng của thế giới có xu hướng dịch chuyển sang cà phê Robusta.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sự đối lập về nguồn cung giữa hai mặt hàng là yếu tố chính tại khiến giá cà phê diễn biến trái chiều cả trong tuần trước và tuần này.

Đối với Arabica, các cơ quan cung cấp thông tin đang lạc quan về sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của quốc gia này. Nông dân Brazil dự kiến sẽ sản xuất 65,8 triệu bao cà phê loại 60kg trong năm 2023, cao hơn mức 63,8 triệu bao dự báo trước đó.

Với tình hình nguồn cung đang dần có sẵn như hiện nay, MXV nhận định giá cà phê Arabica nhiều khả năng có thể tiếp tục suy yếu.

Ngược lại, đối với Robusta, xuất khẩu cà phê tại Việt Nam vẫn cho thấy sự sụt giảm. Trong tháng 7 Việt Nam đã vận chuyển 108.872 tấn cà phê ra nước ngoài, giảm 22,6% so với tháng trước. Đồng thời, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm nay của Việt Nam đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 1.116.804 tấn. 

Xuất khẩu cà phê ở mức thấp tại quốc gia cung ứng Robusta lớn nhất thế giới tiếp tục dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, dù cho Brazil đang đẩy mạnh bán cà phê vụ mới.

Hiện nay, nước ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm khoảng 75,5% tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2022).

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cà phê là một trong những loại bệnh làm chết cành rất nhanh, gây thiệt hại nặng, bệnh thường xảy giai trong giai đoạn mùa mưa. Gây thất thoát cho cây trồng và nhà vườn. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị thế nào để mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng trên cà phê do nấm Corticium salmonicolor Berkeley & Broome gây nên. Đầu tiên trên quả, cành hay thân xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó là bào tử của nấm. Xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả, quả. Cây bị hại nặng làm cành chết khô, quả héo và rụng.

Bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên của cây. Còn trên vườn sẽ thấy xuất hiện ở những cây phía ngoài vườn hoặc những vùng có cây bị khuyết. Bệnh phát triển rất nhanh trên từng cây, tốc độ làm chết cành rất nhanh, nhưng khả năng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.

Giá cà phê hôm nay 27/8: Tuần tăng tốt, một thứ bệnh quái ác làm chết cành cà phê rất nhanh - Ảnh 4.

Bệnh nấm hồng trên cà phê là một trong những loại bệnh làm chết cành rất nhanh, gây thiệt hại nặng, bệnh thường xảy giai trong giai đoạn mùa mưa.

Thời gian bệnh gây hại

Bệnh nấm hồng phát sinh từ tháng 6 – 7, cao điểm vào tháng 9 và chấm dứt vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).

Bệnh nấm hồng trên cà phê và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Bà con cần thường xuyên thăm vườn vào đầu mùa mưa, nhất là những năm có mưa nhiều để phát hiện bệnh sớm.

Cắt bỏ và đem tiêu hủy đối với những cành bị bệnh nấm hồng gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ sinh học

Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học như: Nấm đối kháng vi sinh Trichoderma

Bệnh nấm hồng trên cà phê phòng trị bằng biện pháp hóa học

Nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể phun một số loại thuốc hóa học thông dụng. Bà con nên phun lúc mới xuất hiện nấm màu trắng (trước khi xuất hiện nấm màu hồng), phun 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validamycin (Validacin 3 L, Validan 5 DD, Vali 5 DD); Hexaconazole (Anvil 5 SC), Copper Hydroxide (Champion 77 WP).


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem