Giá xăng dầu hôm nay 23/3: Vì sao giá xăng tăng gần 6.000 đồng/lít, giảm chỉ hơn 600 đồng/lít?
Giá xăng dầu hôm nay 23/3: Vì sao giá xăng tăng gần 6.000 đồng/lít, giảm chỉ hơn 600 đồng/lít?
P.V
Thứ tư, ngày 23/03/2022 08:26 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 23/3: Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay. Các ngoại trưởng của EU đã không tìm được tiếng nói chung trong việc áp lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga vì khối này quá phụ thuộc vào nguồn cung từ phía Nga.
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay. Ngày 23/3, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm nhẹ, giao dịch ở ngưỡng 109 USD/thùng, dầu Brent cũng mất 0,5%, giao dịch dưới ngưỡng 115 USD/thùng. Kết thúc phiên khuya 22/3, giá dầu thô Brent giảm 0,2% xuống 115,48 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 0,3% xuống 111,76 USD. Phiên trước đó, cả hai loại dầu đã tăng hơn 7% vì khả năng EU ban lệnh cấm dầu mỏ của Nga.
Hôm qua, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao khi lo ngại thiếu cung vẫn hiện hữu.
Các cuộc đàm phán trong tuần này giữa chính phủ các nước EU và Tổng thống Mỹ Joe Biden hướng đến một loạt các cuộc họp thượng đỉnh nhằm tăng cường các biện pháp đáp trả đối với Nga. Trong đó, chính phủ các nước EU sẽ cân nhắc có ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không.
Khi hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình căng thẳng đang hạ nhiệt, sự tập trung của giới đầu tư đang hướng đến việc liệu thị trường dầu có thể thay thế nguồn cung từ Nga hay không.
Chuyên gia phân tích cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ) Jeffrey Halley cho biết: "Kể cả khi tình hình căng thẳng tại Ukraine chấm dứt, thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với một sự thâm hụt năng lượng mang tính cơ cấu, do các lệnh trừng phạt với Nga".
Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU bắt đầu tiến hành thảo luận nội bộ trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Brussels vào ngày 24-25/3 để tham dự hội nghị thượng đỉnh với các nước NATO, cũng như EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong đó có Nhật Bản.
Các Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania và Ireland có ý kiến rằng EU cần phải cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, trong khi đó Đức cảnh báo không nên hành động quá vội vàng vì giá năng lượng ở châu Âu đang rất cao.
EU phụ thuộc khoảng 40% khí đốt, 25% dầu mỏ và 45% than đá từ Nga. Trong EU, Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn khí đốt của Nga. Đức cũng là nước mua nhiều dầu thô Nga nhất trong khối EU. Bulgaria, quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom của Nga, cho biết nước này có thể tìm cách từ chối tham gia vào vòng trừng phạt này. Nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria thuộc sở hữu của hãng Nga Lukoil và cung cấp hơn 60% nhiên liệu được sử dụng ở quốc gia vùng Balkan này.
Được biết, tất cả các quyết định trừng phạt của EU đều cần có sự đồng thuận.
Trong nước, giá xăng ở kỳ điều chỉnh ngày 21/3 giảm hơn 600 đồng/lít trong khi từ đầu năm đến nay đã có 7 đợt tăng với tổng mức gần 6.000 đồng/lít.
Lý giải điều này, Bộ Công Thương cho biết thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng dầu sau khi giảm trong những ngày giữa tháng 3 lại đang có xu hướng tăng trở lại do lo ngại nguồn cung cho thị trường sẽ giảm mạnh khi nguồn xăng dầu, khí đốt từ Nga bị cấm vận, trong khi OPEC chưa quyết định gia tăng sản lượng cung cấp.
Ngoài ra, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) không còn nhiều, 13 doanh nghiệp đã âm quỹ. Do đó, liên Bộ đã quyết định giảm chi sử dụng Quỹ và bắt đầu trích lập 50 – 200 đồng/lít xăng để giảm áp lực cho quỹ BOG và có dư địa để điều hành giá cho các kỳ tiếp theo, đồng thời giúp kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường.
Bên cạnh đó, liên bộ sẽ tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý.
Để hạ nhiệt giá xăng dầu, Chính phủ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu. Nếu nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì giá xăng từ ngày 1/4 sẽ được giảm 2.200 đồng/lít (gồm VAT) và giá dầu cũng sẽ được điều chỉnh 1.100 đồng/lít.
Giá xăng dầu trên thị trường trong nước hôm nay (23/3) không cao hơn mức giá:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.