Giá xăng dầu hôm nay 28/9: Tăng "sốc" lên mốc kỷ lục

Khải Phạm Thứ năm, ngày 28/09/2023 07:26 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trên thế giới tiếp tục tăng cao lên mốc kỷ lục, tín hiệu báo động về khan hiếm xăng dầu.
Bình luận 0

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trên thế giới đã tăng trở lại sau 1 ngày giảm duy nhất và dự kiến đà tăng sẽ kéo dài đến hết năm nay.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trên thế giới: Tăng trở lại

Theo cập nhật của Dân Việt, giá xăng dầu hôm nay 28/9 trên thế giới tại thời điểm 7h03phút (giờ Việt Nam), cụ thể như sau:

Giá dầu thô WTI tăng lên 94,092 USD/thùng, tương đương tăng 0,44%, giá dầu Brent lên mức 94,821 USD/thùng, tương đương tăng 1,83% so với phiên giao dịch trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu thô WTI đã tăng 17,01%, giá dấu Brent tăng 13,27%.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9: Tăng "sốc" lên mốc kỷ lục - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 tăng trở lại. Ảnh Tradingeconomics.

Giá dầu thế giới dù đã giảm nhưng vẫn ở mốc cao nhất kể từ tháng 11/2022 khi dầu thô WTI giao dịch ở mốc 90 USD/thùng, dầu Brent cao đến 94,040 USD/thùng. 

Dầu thô Brent kỳ hạn đạt mức 96 USD/thùng kéo dài mức tăng phiên thứ ba liên tiếp và chạm mức cao mới trong tháng 11. 

Thị trường đang phải vật lộn với nguồn cung toàn cầu thắt chặt khi bước vào mùa đông. Chính phủ Nga hôm thứ Tư cho biết họ đang xem xét hạn chế xuất khẩu nhiên liệu xám và tăng thuế xuất khẩu nhiên liệu đối với các đại lý. Điều này ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel được công bố vào tuần trước. Đầu tháng, các nước lớn trong OPEC+ là Ả Rập Saudi và Nga đã gia hạn cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm. 

Những lo ngại về việc sụt giảm thêm tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ quan trọng ở Mỹ có thể giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiểu cũng khiến thị trường lo lắng. Dữ liệu EIA cho thấy tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến 2,17 triệu thùng trong tuần trước.. 

Ngoài ra, Nga gần đây đã ban hành lệnh cấm tạm thời xuất khẩu nhiên liệu sang hầu hết các nước nhằm ổn định thị trường nội địa, trong khi sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục giảm. Trong khi đó, bối cảnh các ngân hàng trung ương áp dụng lập trường diều hâu để chống lại lạm phát cao đã hạn chế mức tăng giá.

Báo cáo được đưa ra một ngày sau khi OPEC cho biết họ dự kiến một lượng lớn sản lượng thâm hụt 3,3 triệu thùng/ngày trong quý 4. Trong khi EIA Mỹ dự báo mức thâm hụt nhỏ hơn là 230.000 thùng trong cùng kỳ. Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 4 triệu thùng trong tuần trước, bất chấp dự đoán giảm 1,9 triệu thùng.

Các nhà phân tích của Bank of America, việc tiếp tục cắt giảm nguồn cung nói trên có thể đẩy giá dầu Brent kỳ hạn vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay. 

Còn theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,6% và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, CPI lõi tăng 0,3% trong tháng 8 và 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 7, CPI lõi tăng 0,2% và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù CPI lõi tăng nhưng khả năng cao Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố quyết định liên quan đến lãi suất. Các nhà phân tích kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng.

Các chuyên gia dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô thế giới trong quý 4 của IEA đã được điều chỉnh giảm 600.000 thùng/ngày. Trước đó, OPEC đã giữ nguyên dự báo về sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2023 và 2024.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trong nước: Tăng lần thứ 7

Không chỉ giá dầu thế giới có tuần giao dịch cao đỉnh điểm mà giá xăng trong nước sau khi được liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh cũng tăng lần thứ 7 liên tiếp như sau:

Loại nhiên liệu

Giá cũ (đồng/Lít)

Giá mới (đồng/Lít)

RON E5 92

23.470

24.197

RON 95

24.870

25.748

Dầu diesel

23.055

23.594

Dầu hỏa

23.188

23.816

Dầu mazut

17.704 đồng/kg

17.847 đồng/kg

Như vậy, giá xăng trong nước đã tăng liên tiếp 7 lần ở lần điều chỉnh này của Liên Bộ Công thương - Tài chính.

Được biết, sau nhiều lần giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, chiều 21/9, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã xả. Theo đó, Quỹ này đã chi hơn 300 đồng/ lít đối với xăng E5 RON 92, RON 95, dầu diesel và dầu hỏa, đối với dầu mazut không chi quỹ.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp xăng dầu cho biết rất có thể giá xăng sẽ tăng 900 ₫ồng/lít; dầu diesel có thể tăng 700 ₫ồng/lít. Mức tăng giá sẽ phụ thuộc vào việc Quỹ bình ổn giá xăng dầu có trích hay không.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trong nước ở mức cao. Ảnh Khải Phạm.

Tại phiên điều hành giá xăng dầu định kỳ ngày 11/9, liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương vừa có quyết định điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng các loại giữ nguyên, trong khi giá dầu các loạt tăng đồng loạt. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 bán lẻ giữ nguyên 23.471 đồng/lít, giá xăng RON95 bán lẻ giữ nguyên 24.871 đồng/lít. Đây là mức giá bán được điều chỉnh ngày 5/9 mới đây.

Đối với giá dầu các loại có sự tăng mạnh, dầu diesel tăng 410 đồng/ lít, giá bán lẻ 23.055 đồng/lít, dầu hỏa tăng 374 đồng/ lít, giá bán lẻ 23.188 đồng/lít, dầu Mazut giữ nguyên hiện hành hơn 17.704 đồng/kg.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính mới đây, hết tháng 6/2023 số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu là 7.427 tỷ đồng. Đáng nói, con số trích vào và chi xả của quỹ này trong quý II/2023 có sự chênh lệch lớn.

Mỗi ngày, người dân góp vào Quỹ BOG hơn 20 tỷ đồng, nhưng Quỹ chỉ xả bình ổn 65 triệu đồng.

Số chi Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu trong quý II (tháng 4 đến hết tháng 6/2023) chỉ hơn 5,9 tỷ đồng, còn số trích Quỹ BOG đã lên đến gần 1.800 tỷ đồng. Số trích Quỹ BOG cao gấp hơn 300 lần so với số tiền chi của Quỹ này để bình ổn giá xăng dầu trong quý II.

Bình quân trong quý II, mỗi ngày số tiền trích Quỹ BOG khi người dân mua xăng dầu là hơn 20 tỷ đồng, trong khi đó đó số tiền quỹ này chi ra để giảm tác động tăng giá xăng dầu chỉ 65 triệu đồng/ngày.

Điều gì tác động đến giá xăng dầu hôm nay 28/9?

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9 trong nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ảnh Khải Phạm.

Được biết, mỗi ngày, người dân góp vào Quỹ BOG hơn 20 tỷ đồng, nhưng Quỹ chỉ xả bình ổn 65 triệu đồng Trong khi đó, số chi Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu trong quý II (tháng 4 đến hết tháng 6/2023) chỉ hơn 5,9 tỷ đồng, còn số trích Quỹ BOG đã lên đến gần 1.800 tỷ đồng. 

Số trích Quỹ BOG cao gấp hơn 300 lần so với số tiền chi của Quỹ này để bình ổn giá xăng dầu trong quý II. Số lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý II là hơn 3,23 tỷ đồng, số lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong quý II tương đương 2,09 tỷ đồng.

Bình quân trong quý II, mỗi ngày số tiền trích Quỹ BOG khi người dân mua xăng dầu là hơn 20 tỷ đồng, trong khi đó đó số tiền quỹ này chi ra để giảm tác động tăng giá xăng dầu chỉ 65 triệu đồng/ngày. 

Mặc dù vậy, số liệu thống kê lại đáng buồn khi trong quý II/2023, giá xăng có 4 lần tăng (trong các kỳ điều chỉnh ngày 3/4, 11/4, 22/5 và 1/6), 1 lần giảm (ngày 21/4) và 1 lần giữ nguyên ngày 12/6).

Bộ Tài chính cho biết, hiện Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) có số dư quỹ BOG xăng dầu lớn nhất với gần 3.200 tỷ đồng; thứ 2 là Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà với hơn 612 tỷ đồng; Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức đang nắm giữ số dư quỹ hơn 468 tỷ đồng; Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp nắm giữ hơn 454 tỷ đồng;...

Đặc biệt, Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, doanh nghiệp vừa bị cơ quan công an khởi tố, bắt hàng loạt lãnh đạo công ty vẫn ôm hơn 219 tỷ đồng tiền Quỹ BOG.

Cụ thể, theo ông Phạm Văn Bình - Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đến thời điểm ngày 10/9, Xuyên Việt Oil chưa có báo cáo về việc nộp lại số tiền trên, dù Bộ Tài chính đã có hai văn bản, gọi điện đôn đốc.

Hiện Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính phối hợp xử lý theo quy định. Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu quy định Quỹ bình ổn xăng dầu được lập tại doanh nghiệp khi được cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp đầu mối.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem