Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô tiếp đà nhảy vọt, gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu trong nước

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 08/10/2022 08:24 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lên cao nhất 5 tuần vào phiên trước, nhờ quyết định giảm sản lượng lớn nhất kể từ năm 2020 của OPEC+.
Bình luận 0

Áp lực nguồn cung gia tăng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ tiếp tục hỗ trợ giá dầu hôm nay tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô nhảy vọt, Brent lên mức hơn 98 USD/thùng

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/10/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 91,90 USD/thùng, tăng 4,31 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 98,43 USD/thùng, tăng 4,01 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô tiếp đà nhảy vọt, gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu trong nước - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô nhảy vọt.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô tiếp đà nhảy vọt, gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu trong nước - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô nhảy vọt, Brent lên mức hơn 98 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô tiếp đà nhảy vọt, gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu trong nước - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô nhảy vọt, Brent lên mức hơn 98 USD/thùng

Giá dầu ngày 8/10 tiếp đà tăng mạnh khi thị trường ghi nhận áp lực thiếu hụt nguồn cung ngày một lớn sau quyết định cắt giảm mạnh sản lượng của OPEC+ từ tháng 11 tới.

Nguồn cung năng lượng toàn cầu, trong đó có dầu thô, còn chịu áp lực khi nhiều khả năng Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu và khí cung cấp cho châu Âu như một cách đáp trả quyết định áp trần đối với giá dầu thô của nước này.

Ở diễn biến khác, nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo đã xuống đáy và sẽ bắt đầu vào giai đoạn phục hồi mạnh khi dịch bệnh ở Trung Quốc được kiểm soát, hoạt động của các nhà máy lọc dầu dần được khôi phục, và đặc biệt là nhu cầu năng lượng phục vụ sưởi ấm vào mùa đồng ở châu Âu gia tăng. Điều này cũng hỗ trợ giá dầu hôm nay tăng mạnh.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã giảm 1,4 triệu thùng, xuống còn 429,2 triệu thùng; dự trữ xăng giảm 4,7 triệu thùng; các sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 3,4 triệu thùng.

Với những diễn biến như trên, Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2022 lên 104 USD/thùng so với mức 99 USD/thùng trước đó, và dự báo giá dầu Brent năm 2023 tăng từ 108 USD/thùng lên 110 USD/thùng.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu thô cũng bị kiềm chế bởi đồng USD mạnh hơn.

Giá dầu châu Á đã đi lên trong chiều 7/10 và hướng tới tuần tăng thứ 2 liên tiếp, dù đồng USD mạnh đã tạo áp lực lên giá "vàng đen" trước khi Mỹ công bố số liệu việc làm quan trọng.

Các loại dầu tiêu chuẩn vẫn hướng đến mức tăng hàng tuần do động thái cắt giảm sâu sản lượng của OPEC+.

2 triệu thùng/ngày là mức cắt giảm lớn nhất kể từ năm 2020 của OPEC+ và diễn ra trước lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu của Nga. Quyết định này sẽ bóp nghẹt nguồn cung trên một thị trường vốn đã eo hẹp, đe dọa khiến lạm phát lên cao hơn.

Hôm 6/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự thất vọng về các kế hoạch của OPEC+. Ông cùng các quan chức cho biết Mỹ đang xem xét tất cả các giải pháp thay thế có thể để giữ giá không tăng. Một số lựa chọn trong số đó bao gồm giải phóng thêm dầu từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) hoặc tìm cách hạn chế hoạt động xuất khẩu năng lượng của các công ty Mỹ. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan cho biết việc mở bán thêm dầu từ SPR sẽ được bù đắp phần lớn bởi sản lượng thấp hơn từ Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Kuwait. Sự bù đắp này vẫn khiến thị trường thiếu hụt trong quý IV/2022. Đồng thời, họ cho biết thêm giá dầu Brent có thể thử sức tại ngưỡng 100 USD/thùng trong quý này.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, ngày 3/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 3/10.

Liên bộ Công Thương - Tài chính cho biết giá xăng, dầu bán lẻ chính thức áp dụng từ 15 giờ chiều ngày 3/10 tiếp tục giảm thêm 328 - 1.141 đồng/lít so với kỳ điều hành trước đó vào ngày 21/9.

Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Dầu thô tiếp đà nhảy vọt, gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu trong nước - Ảnh 4.

Sẽ tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước trong giá cơ sở xăng dầu để tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 741 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, giá bán lẻ xăng, dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 3/10 đều giảm so với giá bán hiện hành. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.732 đồng/lít, giảm 1.049 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng RON 95-III không cao hơn 21.443 đồng/lít, giảm 1.141 đồng/lít.

Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.208 đồng/lít, giảm 328 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 21.688 đồng/lít, giảm 753 đồng/lít. Giá dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg, giảm 562 đồng/kg.

Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ. Giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm theo xu hướng giảm chung của thị trường thế giới để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều dầu diesel. Sau nhiều lần điều chỉnh, giá xăng dầu hiện tại đã về mức tương đương tháng 9/2021.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 8/10 như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.732 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 21.443 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 22.208 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.688 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg.

Premium trong nước chỉ có giá trị để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu trong kỳ tính toán.

Premium đưa vào tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước tối đa không cao hơn giá thế giới bình quân nhân với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với mặt hàng xăng dầu theo cam kết quốc tế (trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với xăng dầu lớn hơn 0%). Giá thế giới bình quân làm cơ sở so sánh được xác định trên cơ sở bình quân theo sản lượng của giá xăng dầu thế giới thực tế mua bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong kỳ tính toán.

Được biết, ngày 7/10, Bộ Tài chính có công văn số 10281 gửi Bộ Công Thương tiếp tục thông báo điều chỉnh premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở xăng dầu; đồng thời đề nghị Bộ Công Thương có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp để việc tăng chi phí định mức này không tác động làm tăng giá cơ sở tại kỳ điều hành.

Bộ này cho biết thêm, hiện nay Nhà nước không quy định chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu thị trường, diễn biến giá xăng dầu thế giới, sản lượng tồn kho xăng dầu của các thương nhân đầu mối và phương thức bán hàng của hai bên.

Chiết khấu xăng dầu có thể còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng, năng lực kinh doanh của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mà đại lý, tổng đại lý ký hợp đồng trực tiếp, số lượng các kênh trung gian trong hệ thống kinh doanh xăng dầu và sự phân bổ mức chiết khấu trong hệ thống. Vì vậy, cần nghiên cứu rà soát, đánh giá hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu, hệ thống trung gian để có giải pháp phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Trước đó, ngày 6/10, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã phối hợp rà soát và thống nhất sẽ điều chỉnh tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium (định mức chi hoa hồng tính trên đơn vị lít cho doanh nghiệp đầu mối, trên cơ sở đó doanh nghiệp đầu mối sẽ tính phần hoa hồng cho doanh nghiệp bán lẻ) trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu vào kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/10/2022 để bảo đảm phản ánh đúng mức chi phí phát sinh thực tế của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tăng mức chiết khấu trong hệ thống phân phối xăng dầu và giảm thiểu mức tác động vào giá xăng dầu và việc kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Đây được đánh giá là giải pháp quan trọng và đã được Hiệp hội Xăng dầu kiến nghị với Bộ Tài chính nhiều lần, song chưa được giải quyết.

Bộ Công Thương cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu từ nước ngoài và mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem