Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra một loạt mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc

Thứ tư, ngày 05/10/2022 06:31 AM (GMT+7)
Mới đây, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) do ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra hoạt động khuyến nông tại cơ sở và một số mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc.

Đến thăm mô hình vỗ béo trâu thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học của gia đình ông Quàng Văn Trịnh ở xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá rất cao hiệu quả của mô hình mang lại cho bà con trong chăn nuôi. Đặc biệt, mô hình còn giải quyết vấn đề khó khăn trong xử lý chất thải chăn nuôi thải ra môi trường; tạo môi trường chăn nuôi sạch và bền vững.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 1.

Những con trâu trong mô hình vỗ béo trâu thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học năm 2022 được chăn nuôi trong chuồng trại kiên cố. Ảnh: Minh Ngọc

Dự án xây dựng mô hình vỗ béo trâu thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học triển khai tại gia đình ông Quàng Văn Trịnh ở xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) có quy mô 10 con.  

Bên cạnh đó, đoàn đã thăm và kiểm tra mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng (tỉnh Điện Biên); kiểm tra mô hình nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên. 

Tại tỉnh Lai Châu, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra mô hình sản xuất lúa bản địa phục vụ phát triển sản phẩm OCOP tại xã Tà Hừa, huyện Than Uyên; thăm mô hình nuôi cá rô phi đảm bảo an toàn thực phẩm bằng lồng trên sông và hồ chứa tại 2 xã Mường Cang và Mường Kim. 

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 2.

"Dự án đã góp phần nâng cao năng suất, giá trị trong chăn nuôi trâu vỗ béo, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường; từ hiệu quả các mô hình trình diễn, thông qua các lớp đào tạo, hội thảo sẽ nhân rộng mô hình ra cộng đồng, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao Tây Bắc", Giám đốc Lê Quốc Thanh nhấn mạnh. Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 3.

Đến thăm mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng (tỉnh Điện Biên), ông Lê Quốc Thanh cho rằng, bước đầu đã tạo ra một hệ sinh thái ổn định và bền vững, tăng độ che phủ của rừng chống xói mòn, giữ được nguồn nước, bảo vệ độ màu mỡ của đất và hạn chế hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy. Thông qua mô hình đã chuyển giao về kỹ thuật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới cho bà con nông dân, giúp bà con tiếp cận được phương pháp nhân giống cây mắc ca bằng phương pháp ghép, từ đó hướng tới làm giàu từ rừng. Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 4.

Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, đi kiểm tra mô hình nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho rằng, mô hình sẽ là "cầu nối" chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng trên hồ đập nhằm tận dụng mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm chi phí thức ăn, công lao động, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá, tạo sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế so với cách nuôi truyền thống cho người dân. Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 5.

Sau khi đi thăm một số mô hình khuyến nông tại tỉnh Điện Biên, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra mô hình sản xuất lúa bản địa phục vụ phát triển sản phẩm OCOP tại xã Tà Hừa, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Ông Thanh lưu ý người dân, trong quy trình canh tác phải nâng cao sự đồng đều, đặc biệt, vấn đề ý thức của bà con trong vấn đề liên kết "cùng nhau bàn, cùng nhau làm ăn". Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 7.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh đề nghị HTX phải cùng nhau chịu trách nhiệm và chia sẻ lợi nhuận với bà con. "Việc tư duy để nâng cao giá trị sản phẩm bản địa nếu biết khuyến khích, tạo liên kết thì sẽ tạo ra sản phẩm rất giá trị", ông Thanh nói. Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 8.

Cũng tại huyện Than Uyên, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh đã đến thăm mô hình nuôi cá rô phi đảm bảo an toàn thực phẩm bằng lồng trên sông và hồ chứa. Đánh giá về mô hình, ông Thanh cho hay, việc triển khai mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè trên lòng hồ thủy điện Bản Chát phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng đầu tư và tập quán sản xuất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Mường Cang và Mường Kim. Ảnh: Minh Ngọc

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh kiểm tra hoạt động khuyến nông cơ sở, mô hình khuyến nông vùng Tây Bắc  - Ảnh 9.

Ông Thanh gợi mở, để triển khai thực hiện tốt mô hình thì người dân cần gắn sản xuất với phát triển du lịch sinh thái trên lòng hồ, từ đó tạo sức lan tỏa, thu hút khách du lịch đến thăm quan, khám phá bản sắc văn hóa và thường thức đặc sản cá lòng hồ. Ảnh: Minh Ngọc

Minh Ngọc
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem