Hậu thực thi Hiệp định ATIGA: Doanh nghiệp mía đường điêu đứng vì đường nhập được trợ giá

Huỳnh Xây Thứ hai, ngày 23/11/2020 13:30 PM (GMT+7)
Để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn của người nông dân trồng mía cũng như của doanh nghiệp mía đường ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco).
Bình luận 0
Hiện nay, việc đường ở nước ngoài nhập vào Việt Nam với thuế 0% và đường nhập lậu tràn lan trên thị trường đã và đang làm cho doanh nghiệp mía đường trong nước gặp những khó khăn gì, thưa ông?

- Đường của các doanh nghiệp ở ĐBSCL đang bị canh tranh mạnh bởi đường nhập chính ngạch từ nước ngoài, cụ thể nhất là Thái Lan (được hưởng chính sách ưu đãi khi xuất khẩu). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng bị cạnh tranh mạnh từ đường nhập lậu được bán với giá quá thấp so với giá đường được chế biến từ cây mía của nông dân.

Doanh nghiệp mía đường ở miền Tây: "Người trồng mía và doanh nghiệp rất khó khăn, đây là vấn đề nghiêm trọng" - Ảnh 1.

Ông Trần Ngọc Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ trao đổi với phóng viên Dân Việt

Do tác động của giá đường ngoại nhập chính ngạch và nhập lậu như tôi đã nói trên nên sản lượng đường ở Việt Nam giảm 3 năm nay và bị tiêu thụ chậm. Từ đó, dẫn đến việc doanh nghiệp và người nông dân trồng mía gặp nhiều khó khăn.

Về phía doanh nghiệp, không chỉ gặp khó khăn trong tiêu thụ mà còn gặp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng với lãi suất thương mại, mặc dù đường không bán được, bị tồn kho nhưng đến hạn phải trả lãi ngân hàng. Do vậy, đây là vấn đề nghiêm trọng trong vấn đề cân đối tài chính, doanh nghiệp phải đủ lực mới trụ được.

Người dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - nơi có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn

Việc bán phá giá đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô có xuất xứ Trung Quốc tại Việt Nam có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp không?

- Mặt hàng này khi vào Việt Nam cũng được đánh thuế bằng 0% và nó đang chiếm thị phần của các nhà máy chế biến thực phẩm, bánh kẹo. Theo đó, làm cho thị phần đường làm từ cây mía của người dân ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện giá đường của các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được với giá đường lỏng này, làm sức tiêu thụ giảm đi. Có thể nói, chúng tôi đã đã khó khăn nay bị chồng chất khó khăn.

Doanh nghiệp mía đường ở miền Tây: "Người trồng mía và doanh nghiệp rất khó khăn, đây là vấn đề nghiêm trọng" - Ảnh 2.

Mía của người dân được vận chuyển về Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ

Giá mía vài năm qua luôn thấp làm cho người dân hòa vốn, thậm chí thua lỗ, vậy doanh nghiệp đã có hỗ trợ những gì cho người trồng mía không?

- Vài năm qua, công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng tìm mọi biện pháp để hỗ trợ người dân trồng mía. Cụ thể là từ vụ mía năm 2019 - 2020 và vụ 2020 - 2021, doanh nghiệp chúng tôi đã hỗ trợ cho người dân mua mía giống mới loại cho năng suất cao, phân bón với giá gốc từ đầu vụ và đặc biệt là không tính lãi suất.

Doanh nghiệp mía đường ở miền Tây: "Người trồng mía và doanh nghiệp rất khó khăn, đây là vấn đề nghiêm trọng" - Ảnh 3.

Thu hoạch mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển phân bón đến tận ruộng cho người dân. Đối với những khu đất người dân bỏ vì giá mía thấp, nếu trồng lại cây mía hoặc chuyển từ cây trồng khác sang cây mía sẽ được công ty hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng/ha. Về giá thu mua, riêng vụ mía 2020 - 2021 này, công ty quyết định nâng giá thu mua mía cho người dân lên 850 đồng/kg có 10 CCS tại ruộng.

Hiện Chính phủ đã vào cuộc, các bộ ngành cũng quan tâm tâm khởi kiện việc bán phá giá, có "hàng rào" bảo vệ đường sản xuất trong nước,...Nếu ngành mía đường có nhiều khởi sắc hơn, doanh nghiệp sẽ có những ưu đãi cho người dân trồng mía.

Công ty có những mục tiêu, kế hoạch gì đảm bảo hoạt động của các nhà máy cũng như của công ty chế biến đường trong thời gian tới?

- Công ty sẽ tìm mọi cách để đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng mô hình tổ chức quản lý tiến bộ, có tinh giản nhưng vừa đủ để đảm bảo sản xuất có hiệu quả.

Luôn luôn tìm tòi giải pháp cơ giới hóa phù hợp với từng đất trồng mía ĐBSCL, giúp người dân sản xuất mía thuận hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Phía công ty luôn tìm mọi cách để gắn kết với người dân để tìm tiếng nói chung, cùng nhau hợp tác, phát triển.

Xin cám ơn ông!


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem