Hội Nông dân Ninh Bình: Làm theo lời Bác bằng nhiều việc hay

Hoàng Ngọc Chinh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thứ sáu, ngày 17/05/2019 18:00 PM (GMT+7)
Ninh Bình là tỉnh vinh dự 5 lần được đón Bác Hồ về thăm. Những năm qua, hội viên, nông dân, Hội Nông dân (ND) các cấp tỉnh Ninh Bình luôn có những phong trào thi đua, hoạt động thiết thực làm theo lời Bác.
Bình luận 0

Động viên, hỗ trợ nông dân làm giàu

Riêng năm 1959, Bác Hồ về Ninh Bình 2 lần. Lần đầu là vào ngày 15.3.1959, khi Bác đi chỉ đạo chống hạn ở xã Khánh Cư (Yên Khánh) và xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Bình). Lần thứ hai là vào ngày 18.10.1959, khi Bác về dự hội nghị sản xuất vụ đông xuân năm 1959-1960 ở thị xã Ninh Bình.

img

Mô hình trang trại chăn nuôi lợn khép kín, công nghệ hiện đại của nông dân huyện Kim Sơn. Ảnh: N.T

Với mỗi người dân Ninh Bình, nhất là với những nông dân chân lấm tay bùn, kỷ niệm những lần Bác về thăm, sự quan tâm và những lời dạy ân cần của Bác luôn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để họ vươn lên trong sản xuất và đời sống. Học tập và làm theo lời Bác dạy. Trong những năm qua, Hội ND và giai cấp nông dân Ninh Bình đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; thi đua lao động, sản xuất...

Các phong trào thi đua lớn của tổ chức Hội, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển nhanh, có sức lan tỏa mạnh trong hội viên, nông dân, trở thành phong trào cách mạng sâu rộng của nông dân trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Các cấp Hội đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; xây dựng các mô hình trình diễn, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể.

Hiện nay, toàn tỉnh có 24.562 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, nhiều hộ có thu nhập từ 500 đến trên 1 tỷ đồng/năm, hàng ngàn hộ nông dân đã được giúp đỡ và tự mình vươn lên thoát nghèo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn, thu hút hàng chục lao động, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Điển hình như hộ ông Trần Văn Chính (Kim Sơn) mô hình trang trại nuôi lợn siêu nạc, thu nhập đạt 17 tỷ đồng/năm; hộ ông Phạm Đăng Khuyến (Yên Khánh) sản xuất chiếu cói xuất khẩu, thu nhập đạt 2 tỷ đồng/năm; hộ bà Vũ Thị Hồng Yến (Hoa Lư) thêu ren xuất khẩu, thu nhập 2 tỷ đồng/năm; hộ ông Phan Văn Miền (Yên Mô) chăn nuôi tổng hợp, thu nhập 1,4 tỷ đồng/năm; hộ bà Đỗ Thị Thanh (Hoa Lư) mô hình sản xuất đá mỹ nghệ, thu nhập đạt 1 tỷ đồng/năm…

Các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT thành lập các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn do Hội quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn. Đến nay, toàn tỉnh thành lập 758 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 615,893 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH cho 21.900 hộ vay; thành lập 617 tổ vay vốn với số dư nợ là 1.628 tỷ đồng từ Ngân hàng NNPTNT cho 10.729 thành viên vay. Quỹ HTND các cấp Hội quản lý với tổng số tiền 27,562 tỷ đồng cho hơn 11.000 hộ vay, giúp cho 10.624 lao động có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định.

Nông dân đang thể hiện rõ vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, là lực lượng xung kích, đi đầu thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, bảo vệ môi trường... 5 năm qua, nông dân toàn tỉnh Ninh Bình tự nguyện hiến 439,678ha đất, đóng góp tiền mặt, nguyên vật liệu, tài sản trên đất và ngày công lao động với giá trị 47,63 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng đưa 90 xã, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 1 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...

Làm ra sản phẩm an toàn

Điểm nhấn trong thời gian vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 13/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc tăng cường sự lãnh đạo về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường”, Hội ND tỉnh triển khai Đề án “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn giai đoạn 2016 - 2020” thu hút đông đảo hội viên nông tham gia.

Qua gần 3 năm triển khai, các cấp Hội xây dựng 458 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó có những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: HTX nông sản an toàn Tam Điệp; chăn nuôi của HTX chăn nuôi dê Ninh Bình; sản xuất rau an toàn của HTX nông nghiệp Phúc Long; hệ thống các cửa hàng nông sản an toàn ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 12 cửa hàng nông sản an toàn do tổ chức Hội hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng đang kinh doanh có hiệu quả như cửa hàng nông sản an toàn Sông Vân, Hoa Đô, Kim Anh (TP.Ninh Bình); Minh Quang (TP.Tam Điệp); Minh Công (Yên Mô), Tùng Dương (Yên Khánh); Phương Dung (Kim Sơn)…

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 60 năm Bác Hồ về thăm Ninh Bình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát động, các cấp Hội và hội viên nông dân trong tỉnh đã có nhiều việc làm cụ thể để hưởng ứng.

Hội ND tỉnh tổ chức khởi công xây dựng 2 nhà mái ấm nông dân cho hội viên nông dân nghèo tại xã Xích thổ (Nho Quan), xã Yên Mỹ (Yên Mô) với số tiền hỗ trợ 100 triệu đồng; giải ngân 4 dự án Quỹ HTND với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng; Tổ chức hội thi “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn” cấp tỉnh năm 2019; xây dựng 3 cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, trong đó tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Kim Anh (TP.Ninh Bình) là nơi Bác Hồ về thăm, kiểm tra chống hạn tháng 3.1959 ở khu vực chân núi Cánh Diều…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem