Lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế năm 2025 có gì độc đáo?

Thứ năm, ngày 06/02/2025 13:39 PM (GMT+7)
Ngày 6/2 (nhằm mùng 9 tháng Giêng), Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Huyền Trân tại núi Ngũ Phong (nay là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân - 151 Thiên Thai, phường An Tây) nhằm tưởng nhớ ngày mất của Bà.
Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 1.

Vào mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng hàng năm, người dân Cố đô Huế bày tỏ lòng biết ơn đến người đã mở mang bờ cõi nước nhà - Công chúa Huyền Trân.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 2.

Lễ hội đền Huyền Trân diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân ở địa chỉ số 151, đường Thiên Thai, phường An Tây, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 3.

Lễ hội đền Huyền Trân diễn ra trong dịp đầu Xuân đã thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 4.

Phát biểu tại lễ hội, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT cho biết: "Lễ hội Đền Huyền Trân cùng một chuỗi các hoạt động đầu xuân mang nhiều ý nghĩa nhằm phát huy giá trị văn hóa Huế và thôi thúc những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng thành phố Huế ngày càng phát triển, xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam".

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 5.

Mở đầu chương trình là Nghi thức đánh trống khai hội đền Huyền Trân của lãnh đạo UBND Thành phố Huế.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 6.

Tiếp đến là chương trình nghệ thuật sử thi tái hiện lại lúc Công chúa Huyền Trân chấp nhận gả cho xứ Chiêm Thành để được mở mang bờ cõi nước nhà.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 7.

Huyền Trân Công chúa là con gái vua Trần Nhân Tông với Bảo Thánh hoàng hậu họ Trần, là em gái vua Trần Anh Tông, là công chúa trong hoàng tộc xinh đẹp, dịu dàng của triều Trần.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 8.

Huyền Trân Công chúa đã hy sinh hạnh phúc của mình vì sự nghiệp của đất nước đem về cho Đại Việt vùng đất Châu Ô, Châu Lý (sau đó được vua Trần Anh Tông đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu, sau này hai châu được gộp lại thành phủ Thuận Hóa).

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 9.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 10.

Hoạt động dâng hương tưởng nhớ Công chúa Huyền Trân, Phật hoàng Trần Nhân Tông và những vị tiền bối đi trước để tỏ lòng thành kính và biết ơn công lao trong việc mở rộng bờ cõi, giang sơn.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 11.

Tại Lễ hội đền Huyền Trân, sau khi thắp hương cầu nguyện công chúa Huyền Trân và các bậc công thần khai quốc, du khách và người dân có thể chinh phục 246 bậc cấp lên đỉnh núi Ngũ Phong đến với tháp chuông Hòa Bình ở độ cao 108m.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 12.

Du khách và người dân hào hứng gióng chuông để cầu mong cho gia đình được mạnh khỏe, bình an.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 13.

Lễ hội đền Huyền Trân Công chúa còn diễn ra các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian như biểu diễn ca Huế, bài chòi, trình diễn áo dài, thư pháp, võ thuật... mang đến cho du khách và người dân không khí vui tươi, nhộn nhịp trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ.

Khám phá lễ hội đền Huyền Trân ở cố đô Huế- Ảnh 14.

Lễ hội đền Huyền Trân Công chúa là nét đẹp văn hóa tâm linh, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta đối với các vị tiền bối đi trước đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi nước nhà. Đây được xem là một trong những lễ hội trọng đại đối với người dân Thừa Thiên Huế.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem