Khi cuộc chiến ở Ukraine 'làm thủng' túi tiền, sự bất mãn gia tăng ở châu Âu

Phương Đăng (theo Daily Star) Thứ bảy, ngày 19/11/2022 06:20 AM (GMT+7)
Các cuộc đình công đã diễn ra ở Pháp và Tây Ban Nha để đòi tăng lương và điều kiện làm việc tốt hơn, trong khi sự bất mãn ở Bỉ và Hy Lạp về giá năng lượng tăng cao đã thu hút hàng nghìn người xuống đường biểu tình...
Bình luận 0
Khi cuộc chiến ở Ukraine 'làm thủng' túi tiền, sự bất mãn gia tăng ở châu Âu  - Ảnh 1.

Sự đoàn kết của châu Âu với Ukraine có thể phai nhạt trong mùa đông này. Ảnh IT

Khi hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng, việc làm và túi tiền của người châu Âu, sự bất bình trong công chúng ngày càng tăng lên.

Người châu Âu đã bày tỏ sự thất vọng về giá cả tăng cao và sức mua bị thu hẹp. Các nhà phân tích nói rằng, điều đó hiện không làm giảm sự ủng hộ của công chúng châu Âu đối với Ukraine dù điều đó có thể thay đổi.

John Springford, phó giám đốc của Trung tâm Cải cách Châu Âu, một viện chính sách có trụ sở tại London, cho biết: “Mọi người hiện đang khá tức giận trên khắp châu Âu.

"Tôi nghĩ có một sự hiểu biết chung rằng lạm phát cao mà chúng ta đang chứng kiến là do cuộc chiến ở Ukraine", ông Springford nhấn mạnh.

Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine vào tháng Hai. Ngày nay, châu Âu đang quay cuồng với giá cả tăng vọt do xung đột, nhưng thực tế đã bắt đầu trong đại dịch Covid-19.

Lạm phát trong tháng 10 đã tăng lên gần 11% trên 19 quốc gia sử dụng đồng Euro. Các chuyên gia dự đoán Liên minh châu Âu có thể sẽ rơi vào suy thoái ít nhất là ngắn hạn vào cuối năm nay.

Giám đốc Sebastien Maillard của Viện Jacques Delors, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Paris nhận định: “Công chúng đang đổ lỗi cho chính phủ của họ vì đã không bảo vệ họ trước lạm phát".

Ông Maillard cho biết, người châu Âu không muốn họ trả giá cho việc ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga. Ông nói rằng, nhiều chính phủ châu Âu không thể tiếp tục bù đắp "cú sốc" giá cả bằng cách hỗ trợ nhiều hơn cho người dân - ví dụ như trợ cấp năng lượng.

Philipp Lausberg, một nhà phân tích của Trung tâm Chính sách châu Âu nhận định, liệu mùa thu bất mãn có trở nên trầm trọng hơn để biến thành mùa đông thịnh nộ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố - bao gồm cả thời tiết và nguồn cung cấp năng lượng vốn đã bị thu hẹp do sự cắt giảm của Nga và lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Moscow.

“Nếu có sự gián đoạn bất ngờ về cung cấp khí đốt cho châu Âu vào mùa đông này, chúng ta có thể sẽ chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự và bất ổn của chính phủ gia tăng hơn nữa”, ông Lausberg nói.

Theo ông Lausberg, nếu thời tiết băng giá và nguồn cung cấp năng lượng ngày càng eo hẹp, tình đoàn kết của châu Âu đối với Ukraine có thể phai nhạt - và các chính phủ châu Âu có thể là những người đầu tiên cảm nhận được hậu quả.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem