Vành đai 3,5 là tuyến đường huyết mạch, giúp giải tải cho Vành đai 3
Tuyến đường vành đai 3,5 nằm giữa Vành đai 3 đã hoàn thiện và Vành đai 4 trong quy hoạch. Đây là tuyến kết nối khu vực bắc và nam sông Hồng dài hàng chục km đi qua các quận, huyện như Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Mê Linh..., tạo thành vành đai phía tây thủ đô có chiều dài hàng chục km với điểm nhấn là cầu Thượng Cát (9.000 tỷ đồng) bắc qua sông Hồng nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm.
Tuyến đường chạy qua quốc lộ 32 Bắc Từ Liêm, Hà Đông và kết thúc ở cao tốc Pháp Vân (huyện Thanh Trì) với tổng mức đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng.
Hiện tuyến có dự án đang xây dựng là đoạn nối từ đại lộ Thăng Long (địa phận xã An Khánh, huyện Hoài Đức) với quốc lộ 32 dài 5,6 km, tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Trong báo cáo của về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trình HĐND TP Hà Nội vào tháng 9 vừa qua, UBND TP.Hà Nội cho biêt sẽ tiếp tục đầu tư đường vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32 với chiều dài 3,8 km, vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng. Nút giao đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long có vốn đầu tư 2.624 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hà Nội dự kiến cũng sẽ triển khai đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Pháp - Vân Cầu Giẽ, qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài 10,8 km, vốn đầu tư 4.200 tỷ đồng. Công trình dự kiến được xây dựng và hoàn thành từ năm 2022 đến 2026.
Trong hàng chục km, hiện trên tuyến Vành đai 3,5 có gần chục km được hoàn thiện là đường Lê Trọng Tấn từ An Khánh, huyện Hoài Đức đến Văn Phú, huyện Hà Đông. Đây là tuyến đường huyết mạch, giúp giảm tải cho Vành đai 3 thường xuyên ùn tắc và giúp phương tiện từ phía tây thủ đô vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ không phải qua nút giao Giải Phóng - Pháp Vân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.