Kiểm soát côn trùng gây hại, nâng cao năng suất cây trồng.

PV Thứ năm, ngày 24/08/2023 15:52 PM (GMT+7)
Trong nông nghiệp có hàng ngàn loài côn trùng, sâu, bọ. Trong số đó phần lớn là các loại côn trùng phá hoại cho cây trồng, nông sản. Nên việc kiểm soát côn trùng sâu hại là thực sự cần thiết. Mời bà con cùng tìm hiểu cách kiểm soát côn trùng hiệu quả với các sản phẩm của công ty Kinh Bắc.
Bình luận 0

Những loài côn trùng, sâu, bọ tuy nhỏ bé nhưng số lượng lại đông, nên chúng một khi phá hoại thì rất có hại cho chất lượng và năng suất cây trồng. Trong bài này, chúng ta sẽ điểm mặt chỉ tên các loại côn trùng có hại thường thấy trên cây trồng và cách ngăn chặn chúng, mời quý bà con cùng theo dõi.

Các loại côn trùng thường gặp có thể kể đến như: Ruồi vàng, nhện đỏ, rầy rệp, bọ xít, bọ trĩ, bọ cánh cứng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu bướm, bướm đêm, ốc, bọ sâu tai...

Kiểm soát côn trùng gây hại, nâng cao năng suất cây trồng. - Ảnh 1.

Chị Lành - Lục Nam, Bắc Giang, hộ nông dân trồng na dai VietGap sử dụng sản phẩm của Kinh Bắc

Tác hại của côn trùng, sâu bọ:

Có thể nói, côn trùng là loài có số lượng đông đảo nhất hiện nay và góp phần tạo nên sự đa dạng sinh thái. Bên cạnh những loại côn trùng có ích, giúp tăng năng suất cây trồng thì có rất nhiều loại có hại làm ảnh hưởng đến mùa màng. Nguồn thức ăn chính của các loại côn trùng có hại thường là lá cây, chồi non, nhựa cây hoặc chất dinh dưỡng trong cây.

Khi cây trồng bị côn trùng ăn hết lá sẽ làm mất đi khả năng quang hợp, tổng hợp chất diệp lục. Hoặc các chồi non bị cắn phá khiến cây bị mất khả năng sinh trưởng. Ngoài ra, một số loại hút nhựa, chất dinh dưỡng, cắn phá rễ cây cũng làm cây kém phát triển, còi cọc. Từ đó cây bị suy kiệt, năng suất không đạt, chất lượng nông sản không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cây bị chết không thể thu hoạch.

Theo thống kê, hiện nay có hơn 500 loài côn trùng có hại. Trong số đó có hơn 50 loài phá hoại nặng, chủ yếu là bộ cánh cứng và bộ có vảy. Chính vì vậy, cần có các biện pháp chống côn trùng để chúng không xuất hiện gây hại cho mùa màng.

Kiểm soát côn trùng gây hại, nâng cao năng suất cây trồng. - Ảnh 2.

Ông Bá Thịnh - Bình Phước, hộ nông dân trồng sầu riêng sử dụng sản phẩm của Kinh Bắc

Các biện pháp phòng trừ côn trùng thường được sử dụng trong nông nghiệp hiện đại như sử dụng nhà màng, nhà lưới, sử dụng thiên địch... Nhưng biện pháp phổ biến nhất, tác dụng nhanh và hiệu quả nhất vẫn là sử dụng thuốc trừ sâu.

Thuốc trừ sâu có thể tác động đến côn trùng, sâu hại theo nhiều cách khác nhau:

+ Tác động đến đường ruột, còn gọi là tác động vị độc

+ Tác động tiếp xúc

+ Tác động xông hơi

+ Tác động thấm sâu

+ Tác động nội hấp (hay lưu dẫn)

+ Tác động gây ngán

+ Tác động xua đuổi

Kiểm soát côn trùng gây hại, nâng cao năng suất cây trồng. - Ảnh 3.

Ông Mới - Bảo Lâm, Lâm Đồng, hộ nông dân trồng sầu riêng, hồ tiêu sử dụng sản phẩm của Kinh Bắc

Xu hướng nông nghiệp hiện đại

Với xu hướng và sự phát triển của thương mại điện tử, internet và việc sử dụng phổ biến thiết bị di động thông minh. Rất nhiều bà con đã được tiếp cận với các giải pháp, kĩ thuật mới, tiên tiến trong nông nghiệp nói chung và việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm soát côn trùng gây hại trên cây trồng nói riêng. Công ty cổ phần công nghệ quốc tế Kinh Bắc là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân được tiếp cận với các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như: phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm sinh học… cũng như các kiến thức, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây.

Các sản phẩm tiêu biểu được đông đảo bà con tin dùng có thể kể đến như: Thuốc diệt côn trùng Bestkill, bộ phân bón dưỡng cây Kinh Bắc, thuốc diệt cỏ Thiên Lôi, trị nấm B-Kill, đặc trị rầy rệp, đặc trị nhện đỏ…

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty cổ phần công nghệ quốc tế Kinh Bắc.

Hotline: 1900.8626

Địa chỉ: Khu 31 ha, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem