Lãi suất “auto” tăng, người vay mua ô tô còng lưng trả nợ

H.Anh Thứ sáu, ngày 17/09/2021 17:06 PM (GMT+7)
Còng lưng trả nợ ngân hàng vì chưa được cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi suất, nhiều người vay mua ô tô tại Hà Nội chạy xe dịch vụ “hồ hởi” khi hay tin Hà Nội nới lỏng giãn, cho phép một số dịch vụ kinh doanh trở lại.
Bình luận 0

Lãi suất vẫn "auto" tăng, người vay mua ô tô còn lưng trả nợ

Chia sẻ với Dân Việt, anh Mai Văn Dũng (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, vào giữa năm ngoái 2020 anh có vay ngân hàng 450 triệu đồng để mua ô tô chạy dịch vụ mưu sinh. Lãi suất cho vay ưu đãi thời điểm đó là 8,75% trong năm đầu tiên. Hết thời hạn 1 năm, ngân hàng điều chỉnh lãi suất lên gần 11%/năm.

"Thu nhập bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19 bùng phát, tôi có đề nghị ngân hàng giảm lãi suất cho vay và ân hạn nợ gốc, hoặc chí ít hỗ trợ khách hàng không tăng lãi suất như điều khoản hợp đồng, nhưng đến nay sau nhiều lần đề nghị, vẫn chưa được ngân hàng chấp thuận. Tháng gần nhất, cả chi phí gửi xe, trả nợ gốc và lãi tôi phải đóng hơn 10 triệu đồng, trong khi xe nằm 1 chỗ vì giãn cách xã hội", anh D thông tin.

Lãi suất “auto” tăng, người vay mua ô tô còn lưng trả nợ - Ảnh 1.

Lãi suất vẫn "auto" tăng, người vay mua ô tô còn lưng trả nợ. (Ảnh: VPB)

Anh Dũng cho biết, một số đồng nghiệp cũng là cánh tài xế chạy như anh không xoay đâu ra tiền đã phải chấp nhận bán xe để thanh lý hợp đồng với ngân hàng, tuy nhiên việc bán xe thời buổi ngày cũng không hề dễ dàng.

Tương tự, anh Đào Văn Bình (quận 6, TP.HCM) còn khoản nợ gốc hơn 300 triệu đồng tại một ngân hàng cổ phần có trụ sở ở Hà Nội. Dù đã phải "treo xe" hơn 3-4 tháng qua nhưng mỗi tháng vẫn phải đều đặn đóng gốc và lãi hơn 9 triệu đồng, trong đó 5,7 triệu đồng là nợ gốc, số còn lại là tiền lãi.

"Nhà tôi bị phong tỏa suốt hai tháng qua không ra ngoài được. Tôi trình bày với ngân hàng nhưng họ không đồng ý giãn nợ hay giảm lãi. Do vậy mỗi tháng tôi phải vay mượn vòng quanh để đóng" - anh Đào Văn Bình nói.

Anh cũng bức xúc vì khi cho vay, ngân hàng đã khảo sát, biết rõ nguồn thu của gia đình anh, giấy tờ xe ngân hàng năm nhưng vẫn không xem xét để giúp người vay vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thậm chí chỉ cần trễ hạn một ngày là phạt.

Mới đây, ông Bùi Th.(TP.HCM) là lao động tự do cũng phản ánh, ông vay ngân hàng mua xe ô tô trả góp hàng tháng để làm phương tiện đi làm và chở khách để có thêm thu nhập. Nhưng do tình hình dịch bệnh phức tạp, ông Thái phải nghỉ việc nên không có khả năng trả góp cho ngân hàng.

Ông Th. có tham khảo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc xin gia hạn và cơ cấu nợ vay. Tuy nhiên, hiện do tình hình dịch Covid-19 phải cách ly nên ông Th. vẫn chưa xin được "ưu ái" của ngân hàng.

Thực tế trong thời gian qua, nhiều người vay mua ô tô thời gian qua là để phục vụ kinh doanh như chạy taxi, cho thuê. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra và liên tục diễn biến phức tạp khiến nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh. Tại một số địa phương áp dụng giãn cách xã hội, các dịch vụ taxi thậm chí phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian, trong khi đó lãi vay ngân hàng vẫn phải trả đã đều đặn theo hợp đồng đã đẩy người vay rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. 

Có những ngân hàng thừa nhận, từ đầu năm 2020 đến nay, nợ xấu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ô tô tăng cao.

Lãi suất “auto” tăng, người vay mua ô tô còn lưng trả nợ - Ảnh 3.

Từ đầu năm 2020 đến nay, nợ xấu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ô tô tăng cao tại một số ngân hàng. (Ảnh: SSB)

Hồi hộp chờ nới lỏng giãn cách

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trao đổi với Dân Việt, Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, mỗi ngân hàng nên chủ động thu xếp nguồn vốn để giảm lãi suất cho vay kể cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, không phân biệt mục đích sử dụng vốn, kỳ hạn vay ngắn hay dài.

Khi giảm lãi suất cho vay, lợi nhuận của ngân hàng sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đặt ra, nhưng đây là lúc ngân hàng thể hiện sự đóng góp của mình với nền kinh tế, với khách hàng.

Theo đó, các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

Ngoài ra các ngân hàng cũng được cơ cấu lại các khoản phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến 30/6/2022.

Tuy nhiên, đến nay không ít khách hàng cá nhân vẫn đang còng lưng trả nợ ngân hàng vì chưa được cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi suất.

"Được biết, Hà Nội đã cho phép nới lỏng giãn cách tại một số quận huyện, chúng tôi vui lắm. Từ khi giãn cách đến nay, cánh lái xe như chúng tôi mong mỏi từng ngày, hy vọng các hoạt động của người dân doanh nghiệp sớm trở lại như trước đây để chúng tôi kiếm bát cơm, có thu nhập để trang trải nợ nần", anh Mai Văn Dũng bày tỏ.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem