Làm báo cùng Dân Việt: Xin đừng vội chặt phá, hãy chung sống an toàn cùng cây xanh

Nguyễn Thị Loan (Học viện Thanh thiếu niên) Chủ nhật, ngày 31/05/2020 09:08 AM (GMT+7)
Sau một số trường hợp cây xanh bị đổ ngã trong trường học, nhiều nhà trường đã thực hiện chặt hạ hoặc chặt rụi các cây xanh.
Bình luận 0

Vụ việc cây phượng vĩ tại Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TPHCM) bật gốc đè tử vong 1 học sinh và làm 12 em khác bị thương vào ngày 26/5 là một tai nạn vô cùng đáng tiếc. 

Tiếp đó, một cây phượng vĩ cổ thụ khác trong khuôn viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, cũng bị ngã đổ vào sáng ngày 28/5/2020.

Sau các sự việc trên, đang xuất hiện tình trạng đốn hạ hoặc chặt cây xanh trong trường học nói riêng, cũng như trên các tuyến đường phố tại nhiều đô thị nói chung nhằm bảo đảm mục đích an toàn.

Việc đốn hạ, chặt cành cây trụi lủi như vậy nhằm đảm bảo sự an toàn cho tính mạng của học sinh và người dân, có thể không sai, nhưng phương cách này không hoàn toàn đúng, bởi như chúng ta thấy, cây xanh được trồng lên để tại cảnh quan, bóng mát và điều hòa dưỡng khí. 

Một khi không có cây xanh, hoặc những cái cây xanh kia bị "gọt" sạch sẽ cành, thì chẳng khác nào một cây… cột điện, lúc đó tác dụng tạo bóng mát, cũng như điều hòa dưỡng khí sẽ không còn có tác dụng gì nữa!

Xin đừng vội chặt phá, hãy để cây xanh sống chắc chắn, an toàn - Ảnh 1.

Nhiều cây xanh trong trường bị chặt rụi. Ảnh: I.T

Tính mạng con người quan trong hơn cả và việc đảm bảo sự an toàn cho con người trước tình trạng gãy đổ cây xanh là điều chúng ta phải luôn nghĩ tới, phải làm một cách thường xuyên. 

Thế nhưng, theo tôi, và tôi nghĩ sẽ nhiều người có cùng quan điểm như mình, đó là trước khi ra quân đồng loạt để đốn hạ cành, chặt bỏ cây xanh, cơ quan chức năng tại các địa phương nên rà soát, nghiên cứu xem cây nào nên đốn cành, cây nào không nên(?!). 

Với phương án chặt bỏ hoàn toàn một cây xanh nào đó, thì cũng cần phải tính đếm xem cây xanh đó có còn tác dụng và sự an toàn có còn được đảm bảo(?!) 

Nếu cây xanh đó thực sự nguy hiểm, trực chờ đe dọa tới tính mạng con người thì việc đốn hạ cành, thậm chí chặt hạ sẽ không có gì phải bàn cãi.

Theo tôi, có một phương án tốt hơn rất nhiều để cây xanh sống chắc chắn, an toàn với con người, mà chúng ta ít nghĩ tới, đó là: gia cố, chằng chống! 

Tôi đã từng đi Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu khác thấy ở đó họ giữ an toàn, chống ngã đổ cho cây xanh một cách tuyệt vời.

Những cây cổ thụ to lớn đều có vòng đai thép lớn quanh thân, kèm theo đó là các trụ ống thép lớn cắm xuống quanh gốc theo kiểu như… kiềng 3 chân vô cùng chắc chắn, vưng chãi! 

Một khi cây xanh đã được gia cố về sự an toàn như vậy thì nó có thể chống chọi được không chỉ với gió lớn, mà thậm chí bão cấp thấp cũng vẫn đứng vững.

Ở nước ta có một số địa điểm như: Bảo tàng, chùa chiền, đền, miếu, phủ, công viên… người ta cũng có chằng chống cây xanh cổ thụ bằng phương pháp dùng đai sắt bao quanh thân, kèm trụ ống thép. 

Do phương cách đảm bảo sự an toàn, chống ngã đổ cho cây xanh theo kiểu này là khá tốn kém, đắt đỏ, nên hầu như mới chỉ có những cây cổ thụ thuộc dạng di tích, và rất quý hiếm mới được "đầu tư" gìn giữ, còn những cây xanh tại đường phố, cũng như các địa điểm khác ít được chú trọng.

Để cây xanh luôn tỏa bóng mát, tạo cảnh quan và môi trường sống trong lành, thiết nghĩ chúng ta đừng nên vội quy kết "cây xanh có tội", mà chỉ nên cắt gọt những cành cây giòn, dễ gãy, hoặc phá bỏ những cây có khả năng ngã đổ cao (có thể đang bị mối mọt, nghiêng). 

Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng mời quý độc giả tham dự cuộc thi "Làm báo cùng Dân Việt" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt.

Bài dự thi gửi về Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt Lô E2 Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội; email: bandocdanviet2010@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0982340700.

Tác phẩm gửi về đề nghị ghi rõ: Tham dự cuộc thi Làm báo cùng Dân Việt, kèm theo số điện thoại, địa chỉ của tác giả để tòa soạn liên hệ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải ba trị giá 2 triệu đồng. Mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tác phẩm có chất lượng của tháng để trao thưởng 1 triệu đồng/01 giải xuất sắc, 2 giải bài viết chất lượng 500.000 đồng/giải (Tổng giải tác phẩm chất lượng mỗi tháng là 2 triệu đồng).

Các bài viết được đăng tải sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem