Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy khi sáp nhập tỉnh
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành hợp nhất tỉnh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nghề bào chế thuốc, chữa bệnh từ hàng trăm loại cỏ cây, lá rừng... là nét văn hóa độc đáo, mang giá trị nhân văn của một số người dân sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên dải đất Nam Tây Nguyên mà ít ai biết được.
Vào những lúc nhàn rỗi hay phơi thuốc, bà Khót thường gọi các con, cháu ra và chỉ dẫn bài thuốc để không bị mai một về sau
Với độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển, tỉnh Lâm Đồng có môi trường thực vật và động vật vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn dược liệu quý đa dạng. Chính vì lẽ đó, từ xa xưa, đồng bào dân tộc thiểu số đã tự chữa trị bệnh, chăm sóc sức khỏe phần lớn dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm của cha ông để lại.
Cây thuốc có ở xung quanh
Ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, hỏi về bà Điểu Thị Khót (67 tuổi, thôn Đạ Cọ), ai quanh vùng cũng biết tới bà với bài thuốc gia truyền của đồng bào Mạ có tên là Chi Kut.
Bên mái hiên nhà cấp 4 giáp Vườn Quốc gia Cát Tiên, bà Khót ngồi một mình miệt mài với công việc cắt, phơi củ Chi Kut làm thuốc. Biết được ý định của chúng tôi khi có cuộc gặp này, bà Khót bảo: “Lát bà sẽ dẫn con đến cây thuốc gia truyền mà gia đình bà đang sử dụng. Loại cây đó mọc nhiều ở trong rừng nhưng chắc con sẽ bất ngờ khi nơi bà chỉ ra loại cây thuốc ấy chỉ ở xung quanh nhà bà, hoặc dọc con đường lớn mà mình không để ý tới”.
Đúng như bà nói, trên quả đồi như đĩa úp cỏ dại mọc dày đặc tạo khoảng lớn cách nhà không xa, bà lão ngoài 60 tuổi đi “phăm phăm” phía trước, rồi đột ngột dừng lại cầm con dao cặm cụi đào, bới.
“Nhìn như cỏ dại không ai để ý vậy thôi nhưng đây là bài thuốc gia truyền của gia đình có tên là Chi Kut. Cây này thuộc họ dây leo, vừa sử dụng lá và củ để chữa bệnh. Lá cây của nó có 5 tai và thường được dùng để tắm cho trẻ con mới sinh. Còn phần củ rất giống với củ mì, tuy nhiên bên trong ruột của nó đặc trưng hơn vì có màu đỏ hồng trông rất bắt mắt. Đấy cũng là đặc điểm dễ nhận biết của loại cây này. Chi Kut phần lớn dùng để chữa trị các loại bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh liên quan đến dạ dày, gan, hồi phục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh...” - bà nói.
Từ một dạng cây leo, Chi Kut có thể sử dụng trong bài thuốc của bà Khót cả lá cây và củ
Cứ thế, chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ, bà dẫn chúng tôi đi thêm vài triền đồi và hai bên mép đường để đào thêm vài củ Chi Kut bỏ đầy chiếc gùi đeo phía sau lưng. Bà tâm sự: “Những cây nãy giờ bà đưa con đi vẫn còn thuộc dạng nhỏ đấy. Củ lớn của nó chỉ cần tìm đến một cây cũng có thể về chế biến ra được 30 kg thuốc. Nhưng loại ấy phải vào tận rừng sâu, đến tối khuya mới về tới nhà cơ”.
Cũng như bà Khót, tại một thôn vùng xa của huyện Đơn Dương, anh Thành Kim Nam (41 tuổi, tại thôn B’Kăn, xã Lạc Xuân) được biết đến là một “thầy lang” đang kế thừa bài thuốc của đồng bào Chu Ru mà người cha vợ quá cố đã trao truyền lại, đấy là ông Ya Khi.
Anh Nam kể, mỗi khi người thân mắc bệnh thì phương thuốc đầu tiên anh nghĩ đến chính là những loại thảo mộc, lá cây, rễ... có trong vườn hay trong rừng. Đấy là những thứ rất gần gũi với đời sống thường ngày của người dân nơi đây.
Anh Nam dẫn chúng tôi đi vào tận khu rừng thông nằm phía cuối thôn B’Kăn. Trên đường đi, anh dừng lại đào được 5 loại rễ, trong số đó có hai loại rễ thân ngắn, lá mềm, “hao hao” như các loại cỏ dại trâu, bò thường ăn.
“Bài thuốc gia truyền của gia đình có 27 vị được lấy từ lá, rễ cây... khác nhau. Cha vợ tôi xưa kia cũng nối nghiệp bài thuốc này từ ông bà truyền lại. Trước đây nhiều người tìm đến mua về sử dụng bởi nó có rất nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt là hồi sức cho phụ nữ sau khi sinh”- anh Nam cho hay về các loại cây, lá quanh làng dùng làm vị thuốc anh sắp đi hái để về bào chế.
Anh Thành Kim Nam kế nghiệp bài thuốc 27 vị của người cha vợ quá cố
Nối “nghiệp” tiền nhân
Gần nửa đời người làm thuốc cứu người, bà Khót không thể nhớ được hết những bà con nghèo tìm đến để cắt thuốc. Bà chỉ nhớ rằng khi người ta sử dụng qua một thời gian, lần sau họ quay trở lại và giới thiệu thêm cho bạn bè tìm đến gặp bà để mua.
Khi chúng tôi hỏi thêm về cơ duyên, cũng như người kế thừa bài thuốc gia truyền của gia đình, bà Khót im lặng một lúc thật lâu rồi kể: “Vào một ngày nọ, tôi cùng anh họ vào rừng thì không may người anh bị rắn cắn. Trong tình thế cấp bách, tôi nhớ lại những lần mẹ chỉ dạy và nhắc tới công dụng của bài thuốc gia truyền. Lúc ấy cuống lắm, trong đầu chỉ biết phải nhanh chóng tìm lấy lá thuốc gần đó để nhai và đắp lên vết thương cho anh. Sau vài ba hôm chân anh ổn định, đi lại bình thường và không để lại di chứng. Tôi mừng lắm!” - bà Khót tâm sự.
Ở cái tuổi ngoài 60, tâm huyết với nghề là thế nhưng bà không khỏi suy nghĩ, lo âu đến một ngày nghề bốc thuốc gia truyền không còn người tiếp nối. Chính vì lẽ đó, những ngày tháng còn đủ sức và tỉnh táo, mỗi lần vào rừng hay khi phơi thuốc tại nhà, bà luôn cẩn thận chỉ dạy, truyền cảm hứng cho con, cho cháu tiếp nối.
Còn với anh Thành Kim Nam, trong kí ức về người cha vợ quá cố, ông Ya Khi luôn tâm huyết với nghề cứu người. Dẫu biết rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng ngày qua ngày ông vẫn dành thời gian để truyền dạy cho con cháu. “Ít nhất là sau này, mấy đứa tự chữa bệnh cho mình” - anh Nam nhớ lại lời ông Ya Khi dặn dò.
Thời gian cứ thế trôi qua, theo cha học và tự bốc thuốc đã gần 10 năm nay nên những lá cây, cỏ dại anh đều nắm rất rõ công dụng của từng loại. “Ngoài bài thuốc 27 vị này, tôi còn biết và tự tìm ra được “kha khá” những loại khác để chữa bệnh. Nó chẳng đâu xa xôi, xung quanh nhà thường hay có, chỉ có điều mọi người không biết nên vô tình bỏ quên thôi” - anh Nam chia sẻ.
Hiện anh là người con rể duy nhất và có thêm 2 người con trai của ông Ya Khi đang là những người tiếp nối nghề của cha ông. Tiến sĩ Lương Văn Dũng - Phó Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt chia sẻ: Thời gian qua, ông cùng ông Kim Soo-Yong, đây là một người bạn đến từ Hàn Quốc đã có chuyến đi thực tế, khảo sát nghiên cứu về bài thuốc của ông Ya Khi và bà Khót.
“Qua điều tra ban đầu, chúng tôi thấy đây là những bài thuốc có giá trị khi chính nó đã và đang tồn tại và được người dân sử dụng trong cuộc sống cộng đồng. Chính điều này mà chúng ta cần phải có những góc nhìn cụ thể, nghiên cứu dựa vào thực tiễn, ứng dụng của bài thuốc cộng đồng nhằm mở ra hướng mới, bảo tồn và phát huy nó”- Tiến sĩ Dũng thông tin.
Từ thực tiễn các bài thuốc nam độc đáo, sử dụng hiệu quả trong đời sống sinh hoạt của người dân, Tiến sĩ Dũng cho biết, ngay trên giảng đường, ông thường xuyên đưa vào giới thiệu cho sinh viên về những tri thức của đồng bào nhằm đưa ra hướng nghiên cứu mới về những giá trị đang tồn tại trong cộng đồng dân tộc.
GHI NHẬN 40 VỊ THUỐC CÔNG HIỆU
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, dự án khoa học công nghệ "Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng và định hướng phát triển một số loại đặc hữu và có giá trị kinh tế cao" do Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh chủ trì: Trên cơ sở đã khảo sát, Trung tâm đã ghi nhận được 40 cây thuốc chủ yếu do các đồng bào dân tộc thiểu số thường dùng điều trị, phần lớn các cây thuốc chữa về da, gãy xương, đau nhức, ho, số ít chữa về bệnh phụ nữ và có 3 bài thuốc gia truyền của đồng bào dân tộc Dao có tính năng chữa trị rong kinh bổ huyết, viêm gan siêu vi B và viêm đại tràng...
Con chim cu gáy đồng quê tôi treo ở góc nhà cất lên tiếng cục..cu..cu…có lẽ nó cũng cảm nhận mùa Xuân đã về. Tiếng chim cu gáy gợi cho tôi nhớ lúc thuở còn thơ ở quê mỗi độ Xuân về trong những khu vườn bên những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, đàn chim cu tụ tập về cất vang tiếng gáy.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành hợp nhất tỉnh.
Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia đã tham gia buổi sơ duyệt kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 25/4.
Bàn thắng duy nhất của Viktor Lê đã giúp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đánh bại CLB TP.HCM 1-0 ngay trên sân Thống Nhất, qua đó tạm leo lên vị trí thứ 3 trên BXH V.League 2024/2025.
Sở Xây dựng cho biết, đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng đúng thời gian không bị chậm, muộn, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình...
Ở cuộc đọ sức tại vòng 20 V.League 2024/2025 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Thể Công Viettel nhọc nhằn giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước SLNA nhờ pha làm bàn duy nhất trên chấm 11m của Pedro Henrique. Kết quả này giúp đội chủ nhà thu hẹp khoảng cách với Thép xanh Nam Định xuống còn 3 điểm.
Nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân cũng không biết mình có khối u tụy lớn. Khối u có nguy cơ tiến triển ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Trung đoàn Biệt kích số 6 thuộc Lực lượng đặc nhiệm Ukraine tuyên bố tiêu diệt toàn bộ một trung đội lính Triều Tiên trong trận cận chiến ác liệt ở vùng Kursk, Nga.
Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH mỹ phẩm Bityceuticals do thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố của 40 sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận.
Giữa không khí trang nghiêm và khẩn trương chuẩn bị cho buổi sơ duyệt diễu binh cấp Nhà nước tại trung tâm TP.HCM hôm nay 25/4, một khoảnh khắc đáng yêu và đầy bất ngờ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group tuyên bố tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên: "Chúng ta không chỉ tham gia thị trường – mà phải dẫn dắt thị trường". Câu nói này không chỉ thể hiện triết lý kinh doanh của Masan mà còn phản ánh khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.
Thông qua Dalat Best Dance Crew, ban tổ chức chương trình mong muốn lan tỏa tinh thần yêu nhảy múa, cổ vũ lối sống lành mạnh, tích cực của giới trẻ trên cả nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa ra quyết định bắt giữ 4 đối tượng liên quan chuyên án 425T.
Hậu vệ Việt kiều Gia Huy Phòng: ‘Tôi đang có kế hoạch học tiếng Việt’; HLV Guardiola có thể tái hợp với bà xã; Gyokeres muốn đầu quân cho Real; M.U tự tin vào khả năng giữ chân Mainoo; Văn Đức đưa vợ đi biển ‘hâm nóng’ tình cảm.
Những khoảnh khắc trang nghiêm, xúc động trước giờ diễn ra buổi sơ duyệt kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một vụ sét đánh thương tâm đã xảy ra tại xã Nậm Ty (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương được đưa đến Trạm Y tế xã điều trị.
Quán quân Sao Mai 2007 Lê Anh Dũng cho biết, anh muốn được cúi đầu tri ân đến những người đã đi qua chiến tranh – những nhân chứng sống của lịch sử tại chương trình "Bài ca chiến thắng".
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine (HUR), ông Kyrylo Budanov hôm thứ Sáu 25/4 mạnh mẽ tuyên bố, Ukraine sẽ trả thù cho vụ tấn công đẫm máu mới đây của Nga nhắm vào thủ đô Kiev.
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá bỏ thanh long, chuyển sang cây trồng rau ngò gai (loại rau thơm, rau gia vị) dưới tán dừa xiêm, cánh đồng đẹp như phim, cắt rau gia vị bán đắt hàng.
Cho đến nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi cho biết, "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới với 56 bản dịch, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất. Sau tiếng Anh là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản). Bài này xin giới thiệu các bản dịch bằng tiếng Bengali, chưa được biết với bạn đọc Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, TP.Cần Thơ xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng.
Lễ hội Tình yêu năm 2025, Lễ hội Cowboy Town, bắn pháo hoa, trưng bày triển lãm với chủ đề “Con đường thống nhất” và biểu diễn múa rối nước miễn phí… là những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Hà Nội.
Vận may tình yêu của 4 con giáp giống như một chú ngựa phi nước đại, không thể ngăn cản. Đồng thời sự nghiệp cũng lên như diều gặp gió.
Tên gọi Thủ Dầu Một không chỉ là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng gắn bó máu thịt với bao thế hệ người dân Bình Dương – nơi hun đúc bản sắc, lưu giữ ký ức và thể hiện niềm tự hào của vùng đất từng vang danh bởi truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống được 45.320 cây lan rừng quý hiếm của 3 loài lan rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (30.000 cây/3 loài hoa lan rừng), phương pháp tách mầm (15.000 cây lan rừng/3 loài).
Ông Dương Quốc Thái, chủ cơ sở Cơ khí Quốc Thái (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là thợ cơ khí nghiên cứu chế tạo được nhiều sản phẩm, công cụ cơ khí độc đáo, đắc dụng thiết thực đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi sắp xếp đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, các trụ sở UBND quận, huyện trở thành tài sản dôi dư. Các chuyên gia kiến nghị nên chuyển giao trụ sở dôi dư cho các cơ quan Nhà nước khác có nhu cầu thay vì xây mới.
Làm việc với nhà đầu tư "siêu" dự án 1 tỷ USD từ Thụy Điển, ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cho biết, cá nhân ông và ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh, đều là người rất quyết liệt, đã nói là làm và đã hứa thì phải thực hiện, khi nhà đầu tư chọn Bình Định.
Chị Bùi Thị Châm, xóm Láu Ráy, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã biến 7ha đất đồi thành một mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn "khép kín", mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước, bảo vệ môi trường.