Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh

S.E.N Chủ nhật, ngày 15/05/2022 19:02 PM (GMT+7)
Ngoài làm đẹp cảnh quan, thú vui tao nhã, nhiều cây cảnh còn có công dụng phòng chữa bệnh như làm lành vết thương, trị mụn nhọt mẩn ngứa, xông mắt và cầm tiêu chảy...
Bình luận 0

1. Cây cảnh lô hội 

Lô hội là loại cây cảnh cực kỳ dễ trồng, không kén đất, ít phải chăm bón và tưới nước. Có thể trồng ngay trong chậu cây cảnh hoặc xen kẽ giữa các gốc cây.

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 1.

Lô hội hay nha đam còn được xếp vào hàng những cây cảnh là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Lô hội vừa là cây cảnh vừa là một vị thuốc quý được dùng cả trong đông y và tây y, có tính kháng viêm và làm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Nhựa lá lô hội, chất dịch trong suốt hơi nhớt thường gọi là gel. 

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 2.

Cây cảnh nha đam có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Thông thường tác dụng của lô hội rất tốt khi dùng tươi. Có thể dùng trực tiếp trong các trường hợp sưng đau do ngã trật khớp hoặc thấp khớp; da khô, da nứt nẻ, hay vùng da bị trầy xước; bỏng nhẹ, côn trùng đốt...

Bạn có thể thoa gel của cây cảnh lô hội để làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Cấu trúc phân tử của lô hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn.

Cây nha đam có rất nhiều tác dụng. Đối với gia đình, cây nha đam như một “chiếc máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm. Những đốm nâu trên thân cây là nơi thể hiện mức độ ô nhiễm của không khí trong nhà bạn. Không chỉ vậy, cây còn có tác dụng lọc khí. Đồng thời, nha đam còn có khả năng loại bỏ các chất độc hại như fomandehit, benzene,…

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 3.

Nha đam là cây cảnh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, một tinh thần vững chắc.

Về phong thủy, cây nha đam cũng mang nhiều ý nghĩa tốt. Cây cảnh nham đam sẽ đem đến cho bạn tinh thần phấn chấn, khỏe mạnh. Đồng thời, nó thể hiện được mong muốn mọi điều suôn sẻ, bình an cho gia đình.

2. Cây cảnh hoa râm bụt

Cây cảnh hoa râm bụt (miền Nam gọi là bông bụp), xuyên can bì, là loại cây nhỡ, cao từ 1 – 2 m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Cây cảnh này trước là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng làm hoa lá cây cảnh, hàng rào và làm thuốc .

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 4.

Cây cảnh râm bụt có hoa to, màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, màu vàng, hoa thường mọc ở nách lá hay đầu cành.

Râm bụt, trồng làm hàng rào, làm cây cảnh. Râm bụt chữa bệnh ngoài da kiết lỵ, đại tiện ra máu, trĩ, khí hư đới hạ. Trong dân gian dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối trị mụn nhọt đang mưng mủ, bằng cách đắp thuốc cố định bằng gạc và băng dính. Khô thuốc lại thay.

Vỏ thân, vỏ rễ râm bụt sắc uống chữa kiết lỵ hoặc phụ nữ ra nhiều khí hư. Theo Trung y người ta dùng nước sắc từ vỏ rễ râm bụt làm thuốc điều hòa kinh nguyệt. Tại Malaysia để chữa thông tiểu tiện và mẩn ngứa dùng hoa lá, vỏ cây râm bụt hãm nước sôi uống trong ngày.

Trong phong thủy, cây cảnh hoa râm bụt chính là hiện thân cho sự dịu dàng êm ả, sự thanh nhã và tuyệt vời.

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 5.

Cây cảnh hoa râm bụt được chọn làm quốc hoa của đất nước Malaysia.

Ở Trung Quốc, cây cảnh hoa râm bụt là hình tượng cho sự kiêu kì và vẻ đẹp khét tiếng, hay được dùng để vinh danh những cá thể lỗi lạc. 

Đến Bắc Mỹ, cây cảnh râm bụt lại trở thành hình tượng cho một người vợ hoặc một người phụ nữ tuyệt vời. Tại Nước Hàn, Malaysia, người ta cho rằng râm bụt là loài hoa lưu giữ nhiều kỷ niệm, hoài ức, sự trong sáng của tuổi thơ.

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 6.

Cây cảnh hoa râm bụt được ví như cái lọng che phật nên việc trồng loại hoa này trước nhà sẽ mang lại bình an, niềm hạnh phúc, sự an ổn niềm tin cho mái ấm gia đình gia chủ.

Cây cảnh hoa râm bụt ưa sáng, ưa nắng, do vậy việc trồng hoa râm bụt trong nhà không được khuyến khích. Bởi môi trường tự nhiên trong nhà thiếu ánh sáng sẽ khiến cây tăng trưởng kém, ra hoa không đẹp. Trong trường hợp yêu quý thì bạn hoàn toàn có thể trồng cây cảnh râm bụt dạng bonsai làm cảnh đặt ở khu vực gần hành lang cửa số, và hàng ngày đều đặn cho cây tắm nắm vài tiếng đồng hồ đeo tay vào buổi sáng sớm để râm bụt hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt …

3. Cây cảnh hoa nhài

Cây cảnh hoa nhài được xem là một loại thảo dược chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Lá của cây cảnh hoa nhài có tác dụng giải cảm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Rễ nhài (có độc) an thần, chống đau nhức gây mê.

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 7.

Cây cảnh hoa nhài là loại cây cảnh vừa có mùi hương lẫn màu sắc, được rất nhiều gia đình Việt ưa trồng,

Hoa nhài có thể hạ sốt, chữa đau bụng, tiêu chảy. Hãy ngắt những bông hoa nhài thêm chè xanh, thảo quả ( 3g), sắc nước uống. Có thể sử dụng một vị hoa nhài chữa viêm kết mạc, đau mắt đỏ sưng đau bằng cách sắc lấy nước xông và rửa mắt.

Theo quan niệm phong thủy thì vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây cảnh hoa nhài có lá tròn, to, cây, mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây cảnh hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, cũng với hương thơm tinh khiết giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.

Trồng loại cây cảnh vứt đâu cũng sống, không chăm cũng tốt như rừng, không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 8.

Từ xa xưa, cây cảnh hoa nhài đã được người dân Việt rất ưa thích và trồng phổ biến trang trí trong nhà.

Nhài là cây cảnh bụi nhỏ, có hình dáng đẹp, cành phân nhiều nhánh với chiều cao khoảng từ 30 – 100cm, lá màu xanh đậm, hoa trắng nhỏ xinh, cùng hương thơm dịu dàng nên rất thích hợp trồng làm cảnh trong nhà, phòng làm việc, công viên….

Từ xa xưa, cây cảnh hoa nhài đã được người dân Việt rất ưa thích và trồng phổ biến trang trí trong nhà, vừa làm cảnh vừa thu hoa ướp trà, làm trà hoa lài rất tinh tế.

Trong sân vườn cây cảnh nên được trồng ở phía bắc, phía đông hoặc đông bắc. Ngoài ra cây cảnh hoa nhài cũng được rất nhiều người ưa thích trồng tại phòng ngủ, hoặc ban công phòng ngủ, bởi hương nhài có tác dụng kích thích sự hưng phấn, lấy lại sức mạnh, tăng cường sự dẻo dai. 

photo-1628941738109

Cây cảnh hoa nhài nên được trồng trong các tiểu cảnh nhỏ, trồng ở ban công, gần cửa sổ hướng về phía nam của căn nhà.

Cây cảnh hoa nhài thuộc cây ưa bóng, không chịu được úng nước, thích hợp sinh trưởng và phát triển trên nền đất pha cát, nhiều mùn tơi xốp, không chịu được lạnh nên bạn nên lựa chọn trồng nhài vào mùa xuân là tốt nhất để tới mùa đông cây phát triển khỏe mạnh, chịu được khắc nghiệt.

4. Cây cảnh bạc hà

Bạc hà vừa là cây cảnh, cây gia vị đồng thời còn là vị thuốc quý được dùng cả trong Đông y và Tây y. Bạc hà là rau ăn, vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, dùng chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, chán ăn hoặc chứng khó tiêu, đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, bạc hà cực kỳ dễ trồng. Là một trong những loại cây cảnh không cần chăm sóc nhiều mà vẫn tốt um.

Cây bạc hà là loài cây cảnh thân thảo, sống lâu năm, có thân xanh hoặc tím, lá hình trứng thon dài có nhiều răng cưa. Toàn thân có mùi hương cay cay mang lại cảm giác dễ chịu. Bạc hà là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Chỉ cần cắt một nhánh nhỏ đặt xuống đất ẩm hoặc nước là cây có thể mọc rễ và phát triển.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 1.

Cây cảnh bạc hà dễ bị nhầm với cây húng lủi.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 2.

Cây cảnh bạc hà dễ trồng, dễ chăm sóc.

Lá của cây cảnh bạc hà có tác dụng giảm cân nhờ việc hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và trao đổi chất giúp nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân. Ở vùng da bị mụn, sẹo mụn có thể dùng lá giã nát đắp lên có tác dụng sáng da, đẹp da, mờ vết thâm. Trộn hỗn hợp lá xay nhuyễn với mật ong bôi lên da có tác dụng làm sạch và se khít lỗ chân lông.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 3.

Bạc hà vừa là gia vị vừa là vị thuốc quý đồng thời cũng là một loại cây cảnh hữu ích trong nhà.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 4.

Lá của cây cảnh bạc hà được "bảo quản" đông để làm thuốc hoặc nước uống.

Trong cây cảnh bạc hà có nhiều hoạt chất như canxi, vitamin B, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lá bạc hà còn có tác dụng trị nhức đầu, làm sạch đường hô hấp, hen suyễn, viêm xoang nhờ hợp chất chống viêm rosmarinic acid, khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng, chữa dị ứng và vết cắn côn trùng, giảm hôi miệng, chữa trầm cảm, giảm stress căng thẳng.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 5.

Bạc hà vừa là cây trồng trong bếp, vừa là loại cây trồng ngoài vườn hoặc trong phòng tắm cũng rất tốt.

Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa làm duyên cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà - Ảnh 6.

Trồng bạc hà như một loại cây cảnh gia vị khác trong nước.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem