Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bộ LĐTBXH vừa trình Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, lao động.Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất sửa đổi nội dung đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo hướng lao động đóng tối đa 1% lương tháng, chủ sử dụng đóng tối đa 1% quỹ tiền lương tháng trên tổng số lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% từ ngân sách.
Luật hiện hành quy định lao động và chủ doanh nghiệp đóng cố định vào Quỹ mỗi tháng 1% tiền lương và tổng quỹ lương. Đây là chế độ bù đắp một phần thu nhập của lao động khi mất việc, hỗ trợ học nghề, duy trì hoặc tìm việc làm mới.
Cơ quan soạn thảo đưa lý do đề xuất thay đổi mức đóng BHTN linh hoạt là vì, quỹ BHTN hiện kết dư lớn. Trong khi đó, luật quy định đóng cứng nhắc, chưa tính tới yếu tố tác động của thiên tai dịch bệnh. Thực tế khi đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, vì thế doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng quỹ BHTN cho biết: Năm 2022 cả nước có hơn 14,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng gần 930.000 người so với cùng kỳ. Tổng số tiền thu giảm gần 2.600 tỷ đồng (khoảng 15%), đạt 14.420 tỷ trong khi số chi khoảng 19.700 tỷ đồng. Kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến cuối năm 2022 ước đạt 59.300 tỷ đồng, năm 2023 tăng lên hơn 62.400 tỷ đồng.
Vừa qua, khi xảy ra dịch Covid-19, quỹ đã chi 38.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 13 triệu lao động và hơn 346.000 doanh nghiệp.
Bộ LĐTBXH cũng đề xuất bỏ lương cơ sở làm căn cứ tính tối đa số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chỉ giữ lương tối thiểu vùng. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc, tối đa không quá 5 lần lương tối thiểu vùng.
Thời điểm lao động nhận trợ cấp thất nghiệp cũng được đề xuất sớm hơn, vào ngày thứ 11 kể từ khi nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thay vì ngày 16 như hiện hành.
Với tiền lương bình quân đóng BHTN đạt khoảng 5,56 triệu đồng giai đoạn 2022-2023, trợ cấp thất nghiệp người lao động nhận được khoảng 3,3 triệu đồng mỗi tháng.
Góp ý cho nội dung BHTN trong Dự thảo luật Việc làm sửa đổi, nhiều doanh nghiệp và người lao động liên tục đề xuất giảm mức đóng, tăng mức hưởng.
Cụ thể hiệp hội doanh nghiệp đã đề xuất giảm mức đóng BHTN của chủ sử dụng lao động xuống 0,5% và lao động 0,5% thay vì cố định như hiện hành. Còn phía người lao động kiến nghị tăng tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp vì cho rằng mức hưởng trên 60% bình quân tiền lương đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay là quá thấp. Song Ban soạn thảo chưa tính tới điều chỉnh mức hưởng trợ cấp khi sửa luật lần này.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ năm 2009, gồm các chế độ trợ cấp thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và bảo hiểm y tế. Đây được coi là công cụ "chống sốc" cho nền kinh tế do tình trạng thất nghiệp gây ra.
Nguồn quỹ đến từ các khoản đóng góp của giới chủ và lao động, Nhà nước hỗ trợ, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và nguồn thu hợp pháp khác. Nhóm tham gia là lao động khu vực chính thức, có hợp đồng, chi trả theo nguyên tắc "có đóng - có hưởng".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.