New Zealand nỗ lực cứu loài vẹt không biết bay

Thứ bảy, ngày 13/08/2022 07:13 AM (GMT+7)
Số lượng của vẹt Kakapo ở New Zealand đã tăng lên 252 con sau một mùa sinh sản tốt và thành công trong việc thụ tinh nhân tạo.
Bình luận 0

Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cổ đại của loài này ở khắp New Zealand nên nó được coi là một trong những loài động vật đặc hữu của đất nước này.

Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi người ta còn gọi Kakapo là “cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “cú vẹt” hay “vẹt Kakapo”.

New Zealand nỗ lực cứu loài vẹt không biết bay - Ảnh 1.

Vẹt Kakapo đứng trước bờ vực tuyệt chủng. (Ảnh: IT).

Vào năm 1995, người ta chỉ thống kê được 51 cá thể vẹt Kakapo. Tuy nhiên, mới đây, bộ phận bảo tồn New Zealand cho biết số lượng của vẹt Kakapo đã tăng lên 252 con sau một mùa sinh sản tốt và thành công trong việc thụ tinh nhân tạo.

New Zealand nỗ lực cứu loài vẹt không biết bay

Vẹt Kakapo hầu hết sống ở trong rừng, những nơi có nhiều bụi cỏ, bụi đất. Một đặc tính kỳ quặc của những chú "cú đêm" này là chúng hoàn toàn "ăn chay". Thay vì ăn thịt, chúng ăn hạt hạnh nhân và các loại quả cây Muselin, Rimu, Matai, Totara... - những loại cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa hè trong năm. Món ăn ưa thích nhất của vẹt Kakapo là loại quả của cây Rimu - loài cây đặc biệt, 4 năm mới nở hoa 1 lần. Có lẽ vì chỉ ăn thực vật nên chúng có tuổi thọ cao, trung bình là 90 tuổi.

Loài Kakapo gần như đã bị xóa sổ trong quá khứ bởi những kẻ săn mồi du nhập như chồn ecmin vì loài chim này không biết bay. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn do giao phối cận huyết, khả năng sinh sản rất thấp, chỉ có khoảng 50% trứng được thụ tinh.

New Zealand nỗ lực cứu loài vẹt không biết bay - Ảnh 2.

Vẹt Kakapo là loài vật lười giao phối. (Ảnh: IT).

Kakapo cũng là loài vẹt duy nhất sinh hoạt theo chế độ đa thê. Tuy nhiên, những con cái lại có một đặc điểm khá kỳ lạ, đó là chúng không thích giao phối. Tần suất giao phối của chúng rất thưa, có khi lên đến 2 năm 1 lần. Bởi vậy, số lượng của chúng còn lại rất ít, có thể nói chỉ đếm trên đầu ngón tay nên con đực khá vất vả trong việc tìm kiếm đối tác để duy trì nòi giống. 

Mỗi ngày, con đực có thể phát ra âm thanh gọi con cái đến khoảng 10 ngàn lần. Tiếng kêu của chúng khàn đục và ở tần số rất thấp. Tuy nhiên, âm thanh này lại khá mạnh mẽ nên có thể lan xa đến 5km. Loài vẹt quý hiếm này còn có nét “hấp dẫn” là cơ thể chúng luôn tỏa mùi hương dễ chịu, gần giống mùi hương hoa, mùi mật hoặc sáp ong.

Deidre Vercoe, giám đốc điều hành chương trình phục hồi vẹt Kakapo cho biết: "Chỉ có 86 con Kakapo khi tôi bắt đầu làm kiểm lâm Kakapo vào năm 2002. Con số đó thật đáng sợ. Có một mùa sinh sản với 55 con giống là một bước đi rất tích cực".

New Zealand nỗ lực cứu loài vẹt không biết bay - Ảnh 3.

Năm 2022, New Zealand thành công trong việc nhân giống vẹt Kakapo. (Ảnh: IT).

Chương trình được thành lập vào năm 1995. Đây là sự hợp tác giữa bộ phận bảo tồn New Zealand và bộ tộc Maori Ngai Tahu. Họ sử dụng các tình nguyện viên để giúp đỡ các hoạt động như giám sát các tổ vẹt để chúng có thể yên ổn sinh sống. Một số con thậm chí đã được giải cứu sau khi mắc kẹt trong bùn hoặc sau khi chân của chúng bị mắc vào cây.

Bà Vercoe cho biết, phần lớn số lượng vẹt Kakapo được nhân giống tăng đột biến trong năm nay, là do số lượng trái cây trên cây rimu. Thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cũng là chìa khóa. 8 chú vẹt Kakapo con sống sót được sinh ra từ quá trình thụ tinh nhân tạo, so với chỉ 5 chú trong thập kỷ vừa qua, tính đến năm 2019.

"Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo có nghĩa là một số con đực, những con chưa được giao phối và sinh đẻ trong tự nhiên, thì gene của chúng vẫn được bảo tồn trong tương lai", Vercoe nói.

Trọng Hà (Reuter)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem