Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời

Gia Khiêm Thứ bảy, ngày 14/01/2023 10:28 AM (GMT+7)
Trong sáng 14/1 (23 tháng Chạp), nhiều người Hà Nội đã đến các địa điểm quen thuộc như Hồ Tây, cầu Long Biên, hồ Linh Đàm… để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về Trời.
Bình luận 0

Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng Chạp) mỗi gia đình lại chuẩn bị lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 1.

Hình ảnh người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời sáng ngày 14/1 tại hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 2.

Nhiều trẻ thích thú theo chân người thân ra hồ thả cá. Ảnh: Gia Khiêm

Một vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp là cá chép. Việc cúng cá chép sống làm phương tiện giao thông cho Táo quân về Trời, sau đó phóng sinh cũng là một nét nhân văn đáng gìn giữ, bảo tồn.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 3.

Do nhiều người thả bỏ tàn hương khiến khu vực ven hồ bụi bẩn, nhiều người đã tung cá chép ra khu vực xa để cá không bị chết ngạt. Ảnh: Gia Khiêm

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, các ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, bẩm báo 1 năm dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Chính vì thế, việc phóng sinh cá chép được xem là 1 nghi lễ không thể bỏ qua.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, cảnh người dân nô nức đi thả cá chép ra ao, hồ dễ bắt gặp ở nhiều nơi. Có người mạnh tay mua hàng kg cá đem ra ao, hồ thả. Thậm chí có con cá chép nặng vài kg. Tụ điểm phóng sinh đông đúc nhất phải kể đến là hồ Tây, tại đây, ngay từ sáng sớm, nhiều người đã mang cá chép đến thả để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 4.

Anh Đỗ Quốc Nhân ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội mua hẳn cá chép khủng để thả. Ảnh: Gia Khiêm

Tại hồ Linh Đàm, lúc gần 10h cùng ngày rất đông người dân đã mang cá ra thả. Thả 3 con cá chép nặng vài kg, anh Đỗ Quốc Nhân chia sẻ: "Việc thả cá chép ngày này là tục lệ rất ý nghĩa, hướng đến điều thiện. Tôi mong mọi gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc". 

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều người đã xả tàn hương xuống hồ gây ô nhiễm. Cảnh tượng này cũng xảy ra ở khu vực hồ Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội gây mất mỹ quan.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 5.

Thầy Tịnh Giác, sư chủ trì chùa Làng Kim Sơn, Gia Lâm (Hà Nội, năm nào ông cũng tới hồ Tây thu dọn rác sau mỗi ngày cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Gia Khiêm

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 6.

Có người mua hàng kg cá chép thả xuống hồ Tây. Ảnh: Gia Khiêm

Thầy Tịnh Giác, sư chủ trì chùa Làng Kim Sơn, Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, năm nào ông cũng tới hồ Tây thu dọn rác sau mỗi ngày cúng ông Công, ông Táo. 

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 7.

Nhiều bạn trẻ thả cá giúp người dân trên cầu Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 8.

Cá được cho vào thùng từ từ thả xuống sông Hồng. Ảnh: Gia Khiêm

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 9.

Thông điệp của nhóm bạn trẻ mỗi khi đến ngày Tết ông Công, ông Táo. Ảnh: Gia Khiêm

"Mọi người đã ý thức hơn rất nhiều so với mọi năm nên tôi rất vui. Nếu vàng mã hóa mà đổ hết xuống hồ sẽ làm cho môi trường nước không còn trong sạch. Tôi sẽ lượm lại túi nilon mang về tái sử dụng", thầy Tịnh Giác chia sẻ.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 10.

Cảnh người dân mang vàng mã đốt ngay hồ Hoàng Cầu, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 11.

Người Hà Nội thả cá chép "khủng" tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 12.

Cá vừa thả đã lăn ra chết, xung quanh đầy tàn hương. Ảnh: Gia Khiêm

Tại cầu Long Biên, rất nhiều tình nguyện viên cũng đã đứng với khẩu hiệu "thả cá đừng thả túi nilon". Các bạn trẻ đa phần là sinh viên tình nguyện đã đến đây để thu nhặt túi nilon, hướng dẫn người dân thả cá đúng cách, truyền tải thông điệp không xả rác ra môi trường vì một Hà Nội sạch đẹp. Cũng nhờ vậy mà khuyến cáo thả cá, không thả túi nilon lan tỏa mạnh mẽ trong ngày ông Công ông Táo.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem