Thủ môn người Ê Đê khoác áo Đông Á Thanh Hóa sở hữu chiều cao 1m82
Y Êli Niê là thủ môn hiện đang khoác áo Đông Á Thanh Hóa theo dạng cho mượn từ CLB Đắk Lắk.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những câu chuyện về ông không chỉ là những kỷ niệm về một nhà lãnh đạo, mà còn là những bài học quý giá về lòng nhân ái, sự kiên trì và tình yêu quê hương. Hành trình của ông từ một cậu bé nông dân nghèo đến một lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ
Ông mở toang cửa, lần lượt nắm chặt tay từng người chúng tôi, tươi cười: “Lâu quá rồi nhỉ! Nhớ các cậu quá!”.
Ông đưa chúng tôi vào phòng khách, tự tay pha trà, rót cho mỗi người một ly, rồi hỏi chúng tôi từ chuyện sức khỏe, công việc, tới chuyện nhà cửa, vợ con. Ông vẫn vậy: Thân thiện, lạc quan, trách nhiệm và đầy nhiệt huyết.
Tôi xin phép ông thắp lên bàn thờ bà một nén nhang. Lần gần nhất chúng tôi đến thăm ông, bà tuy đau nặng, nhưng vẫn xuống ngồi cùng mâm cơm với ông. Bà không ăn gì, chỉ gắp cho mọi người.
Ông gầy đi nhiều, nom già hơn, nhưng vẫn minh mẫn và đầy tâm huyết khi câu chuyện của chúng tôi về người nông dân. Ông bảo, sắp kỷ niệm 100 năm ngày báo chí rồi, câu chuyện nông thôn, nông dân, nông nghiệp vẫn là mảng đề tài chính trong suốt chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Đức Triều trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí tháng 12 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Chương.
Nhấp một ngụm trà, ông đăm chiêu nhìn lên khung ảnh treo trên tường phòng khách: “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm cánh đồng lúa của Hợp tác xã Hải Vân (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) năm 1988”, rồi như nhớ lại cái thời ông còn làm Bí thư Hải Hậu: “Trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh xác định, phải lấy mặt trận nông nghiệp làm khâu đột phá, nếu muốn thực hiện thành công ba chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu. Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (5/4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân với quy mô hợp lý và ổn định trong 15 năm.
Chỉ sau một năm, năm 1989, Việt Nam từ nước thiếu đói, phải nhập khẩu lương thực, đã không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước mà còn trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực thứ 3 trên thế giới. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, nó mở đầu cho sự ổn định và gia tăng về lương thực của đất nước, sớm giải quyết thành công vấn đề an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị đất nước”.
Từ câu chuyện về nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thăm cánh đồng lúa của mấy xã thuộc Hải Hậu (Nam Định), ông Triều chuyển sang câu chuyện về vai trò của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đối với báo chí trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông bảo rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không chỉ là người khởi xướng công cuộc cải cách kinh tế, mà còn là người khơi lại niềm tin cho báo chí. Với bút danh NVL và loạt bài “Những việc cần làm ngay”, ông đặt nền móng cho một thời kỳ hiếm hoi mà báo chí thực sự là “quyền lực thứ tư”. Trong đó, người nông dân, lực lượng đông đảo nhất cả nước, lần đầu tiên được lắng nghe một cách đúng nghĩa.
Rồi ông Triều kể về “Cái đêm hôm ấy... đêm gì” của nhà văn Phùng Gia Lộc (đăng trên báo Văn Nghệ số Tết năm 1988- TG) miêu tả cảnh thu thuế bất chấp đạo lý ở làng quê Thanh Hóa, khi chính quyền địa phương cho cán bộ xã đến tận nhà nông dân nghèo để tịch thu lúa, lợn, chiếu, và cả nồi cơm cuối cùng.
Tác phẩm gây chấn động mạnh đến mức chỉ vài ngày sau khi phát hành, Bộ Tài chính và Ban Nông nghiệp Trung ương phải tổ chức họp khẩn. Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã buộc phải kiểm tra lại toàn bộ quy trình thuế nông nghiệp ở cơ sở, đồng thời yêu cầu bồi hoàn và xin lỗi một số hộ dân bị xử lý sai.
Chúng tôi cùng ông nhớ lại cái thời huy hoàng ấy của báo chí. Điểm lại, hay nói đúng hơn là liệt kê hàng loạt các bài báo trên các báo chí của cả nước, trong Nam, lẫn ngoài Bắc hưởng úng “Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thời ấy.
Cứ mỗi ngày sáng ra nhiều người dân mong ngóng mua một tờ báo để đọc. Đó là thời mà một nhà báo cầm bút là cầm sinh mệnh của một sự thật, thời mà người viết đứng giữa chợ làng cũng được chào như “ông kiểm tra của Trung ương về”, không phải vì quyền lực cá nhân, mà vì uy tín nghề báo.
Nói về ông Nguyễn Đức Triều, không đơn thuần là nói về một cán bộ trung kiên, liêm khiết, về một “lãnh tụ” nông dân, mà còn nói về một nhân cách lớn.
Ông Triều (sinh năm 1942), trong một gia đình nông dân nghèo ở Đông Trà, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ba năm sau, nạn đói Ất Dậu tràn đến làng ông. Ông thấm thía thế nào là đói khát. Cảnh bần cùng của bố mẹ, người nông dân quê ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và sự lựa chọn con đường đi của ông sau này.
“Hàng ngày phải đi bộ cả chục cây số đến trường trong cái đói triền miên. Sau giờ học, dưới cái nắng 35- 40 độ, lao ngay ra đầu làng, khi thì tìm kiếm… phân trâu, phân bò, lúc vớt bèo hoa dâu, hái lá điền thanh để về ủ thành phân cho mẹ bón lúa”- ông Triều nhớ lại. Tuy nghèo đói là vậy, nhưng ông Triều được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống “trọng chữ hơn trọng miếng ăn”.
Nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Đức Triều (thứ 5 từ phải sang) thăm cánh đồng trồng ngô cao sản của nông dân Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.
Ông kể: “Có lần thầy giáo chủ nhiệm đến nhà chơi. Mẹ cố giữ thầy lại để mời cơm trưa. Nhà không còn hạt gạo nào. Trong lúc thầy bảo bài cho tôi, mẹ lẻn cửa sau, qua nhà hàng xóm vay mấy bơ gạo và dăm quả trứng. Sợ thầy thấy nên phải tuồn các thứ qua hàng rào rồi đi cửa trước vào nhà”.
Gia cảnh đói nghèo, nhưng lại được giáo dưỡng trong tình nhân ái của người mẹ đã tạo nên một Nguyễn Đức Triều vừa tận tụy, mẫn cán, vừa nhiệt huyết, quyết liệt, nhưng lại đầy lòng nhân ái trên mỗi chặng đường ông qua và từng cương vị ông đảm nhiệm.
Năm 1961, học hết cấp hai, Nguyễn Đức Triều thi vào Trường Trung cấp nông nghiệp Trung ương, sau ra công tác mới vào học hàm thụ đại học. Sau khi tốt nghiệp, năm 1964, Nguyễn Đức Triều được phân về Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam công tác. “Viện trưởng Bùi Huy Đáp là người ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi”- ông Triều khẳng định.
Nhận công tác, Viện trưởng phân ông về Hợp tác xã (HTX) Tân Hưng Hòa ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, Thái Bình, nơi đang triển khai thí điểm thâm canh tăng năng suất lúa xuân. Với kiến thức được học, tràn đầy nhiệt huyết và đam mê, chàng trung cấp trẻ háo hức trở lại quê nhà.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, phải đến khi được điều về Hải Hậu (Nam Định) công tác dài hạn, rồi trở thành lãnh đạo địa phương này thì tài năng của ông Nguyễn Đức Triều mới được bộc lộ hết. Cũng chính Hải Hậu đã nuôi dưỡng, tôi luyện để ông trưởng thành nên nhà quản lý, nhà lãnh đạo nhiệt huyết, tận tụy, hết lòng vì nông dân trên cương vị là Chủ tịch UBND huyện, rồi Bí thư Huyện ủy Hải Hậu và Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) sau này.
“Khi điều tôi về HTX Hồng Thắng thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, nơi đang triển khai làm thí điểm vụ lúa xuân mà sau này làm nên “bước ngoặt” trong nền nông nghiệp nước nhà, Viện trưởng Bùi Huy Đáp dặn dò: Chuyến đi này của cậu mà thành công tức là cậu đã làm được một việc có ý nghĩa to lớn rồi đó...”- ông Triều nhớ lại. Gói quần áo vào chiếc ba lô bạc phếch, cưỡi lên chiếc xe đạp cà tàng, ông Triều rời viện ở Văn Điển (Hà Nội) túc tắc đạp về Hải Hậu.
Sau một thời gian thành công tại HTX Tân Hưng Hòa, Tết Mậu Thân năm 1968 ông Nguyễn Đức Triều được điều về HTX Hồng Thắng (Hải Anh). Lúc này Hải Hậu đang bắt đầu triển khai giống lúa mới trân châu lùn NN-8, giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao nhất thời bấy giờ. Đây là giống lúa được nhập về từ Viện Lúa thế giới để cấy, do đích danh Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng cán bộ và nhân dân Hải Hậu 10kg thóc giống.
HTX Hồng Thắng được giao triển khai. “Chúng tôi huy động bà con ND làm đất “Nhấc chân lên ruộng không còn vết/Bốc bùn lên lọt hết kẽ tay”. Đấy, đất là phải tơi, nhuyễn như vậy. Khi mạ được gieo, chúng tôi huy động bà con thay nhau túc trực và bảo vệ cả ngày lẫn đêm. Ngày thì gõ mõ khua chiêng xua đuổi chim chóc. Đêm thì đốt lửa đuổi chuột. Trời mưa rét như cắt vào da thịt, vậy mà ai cũng vui”- ông Triều nhớ lại.
Cuối cùng thì trời không phụ công người. Tháng 6.1969 cả cánh đồng của HTX Hồng Thắng lúa chín đều, vàng ươm như trải chiếu, những bông lúa vàng trĩu hạt. Ngày 10.6.1969 Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm Hải Anh. Đứng trên cánh đồng vàng ươm như thảm lụa, Thủ tướng vui mừng khôn xiết.
Năm 1993 ông Nguyễn Đức Triều trở thành Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, sau gần 3 năm đảm nhiệm công việc ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
7 năm trên cương vị đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam ông cùng tập thể Ban chấp hành T.Ư Hội để lại dấu ấn hết sức đậm nét trong tiến trình phát triển của Hội. Hội không chỉ làm tốt công tác tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người nông dân, mà còn chủ động chỉ đạo, xây dựng tổ chức Hội ngày một vững mạnh.
Phát triển nhiều phong trào trong đó có phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Đức Triều tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp 2013 sửa đổi, tháng 5/2025. Ảnh: Thu Hà.
Là người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Đức Triều luôn là người tận tâm với công việc. Ông sống nhân hậu, chí tình, chí nghĩa. Tôi có may mắn là được làm việc dưới quyền ông một thời gian; nhiều lần được tiếp xúc, làm việc với ông, rồi tháp tùng ông đi công tác các địa phương. Chưa bao giờ tôi chứng kiến ông to tiếng, quát nạt cấp dưới của mình, cho dù đó là chú lái xe hay chị nhân viên tạp vụ.
Mỗi lần đi địa phương, nhất là khi quay trở lại mảnh đất Hải Hậu, sau giờ làm việc, ông thường đi thăm hỏi các cụ già trong làng, gia đình chính sách, các gia đình đặc biệt khó khăn; những cơ sở từng cưu mang ông lúc cơ hàn, giúp đỡ ông trưởng thành. Món quà cũng chỉ là cân đường, hộp sữa do vợ ông sắm trước mỗi chuyến đi, nhưng đầy ân nghĩa, gặp ông ai cũng ôm chầm lấy ông: “Ôi, bác Triều, bác Triều đây rồi!”.
Có thể nói Báo Nông thôn ngày nay luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong tâm khảm của vị Chủ tịch bộn bề công việc. Thi thoảng, dăm bữa, nửa tháng ông lại ghé thăm, hỏi han, dặn dò chúng tôi cần tiếp tục cải tiến cách trình bày tờ báo, nâng cao chất lượng thông tin, nhất là các vấn đề liên quan sát sườn tới cuộc sống của người nông dân; các vấn đề “điện-đường-trường-trạm”.
Cũng có lúc do hưng phấn, anh em làm công tác tòa soạn chúng tôi đẩy vấn đề đi quá mức cần thiết trên mặt báo; hay những khi bị bạn đọc, hoặc người được nêu trong bài viết phản ứng, thậm chí là kiện đến Chủ tịch Hội, ông Triều đều gọi chúng tôi lên phân tích có lý, có tình để chúng tôi rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong nghiệp vụ.
Tôi nhớ có lần, vào ngày Chủ nhật, ông cho mời chị Mai Nhung - lúc đó là Tổng Biên tập báo Nông thôn ngày nay và tôi đến nhà ông ăn trưa. Sau bữa cơm, ông Triều nói có nhà thơ nổi tiếng “kiện” Báo Nông thôn ngày nay vì bài viết của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn “nói xấu” ông ta trên mặt báo.
“Tớ đã xin lỗi anh nhà thơ rồi, nhưng cũng bảo anh em văn chương trêu nhau như vậy là tỏ “cái chân tình, thân thiện”, yêu quý nhau đấy chứ. Cậu ấy vui rồi. Nhưng các cậu cũng nên hết sức cẩn trọng nhất là khi đụng chạm đến các nhà thơ, nhà văn”- ông cười. Chị Mai Nhung, Tổng biên tập báo thời ấy, mặt ửng hồng, cười bẽn lẽn.
Trời về chiều, câu chuyện mỗi lúc một sôi nổi hơn. Chúng tôi hỏi ông về những câu chuyện thời sự đang diễn ra liên quan đến Hội Nông dân Việt Nam trong tiến trình cải cách thể chế mà Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, đang tiến hành.
Nghe tôi đặt câu hỏi về việc Hội Nông dân về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trầm ngâm một lúc, nhấp một ngụm trà, ông chậm rãi: “Về Mặt trận không phải để Hội bị lệ thuộc, bị nhòa đi, mà là để Hội được đứng vững trong một cơ chế tổ chức hợp lý hơn. Muốn mạnh thì phải gọn. Phải tinh giản biên chế, giảm sự cồng kềnh, nhưng không được giảm trách nhiệm. Tổ chức nào không chăm lo tốt cho nông dân thì dù có riêng một bộ máy đồ sộ cũng vô nghĩa”.
Theo ông, khi Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên có vị trí rõ ràng hơn trong Mặt trận, Hội sẽ có điều kiện tham mưu trực tiếp các chính sách lớn, đồng thời giám sát và phản biện hiệu quả hơn những chính sách ảnh hưởng đến đời sống nông dân.
Ông bảo, điều khiến ông trăn trở nhất, khi đã nghỉ hưu, là làm sao để Hội tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho nông dân trong thời đại đô thị hóa diễn ra với tốc độ chưa từng thấy.
“Tôi đi qua nhiều vùng ngoại thành Hà Nội và các đô thị lớn, thấy ruộng biến mất, nhà máy mọc lên, nhưng người nông dân ở đó thì chưa kịp “biến” thành công nhân hay doanh nhân. Họ vẫn quanh quẩn, mất đất mà không có nghề mới. Họ không còn chỗ trồng lúa, trồng rau, mà cũng chẳng có vốn mở cửa hàng hay đi xuất khẩu lao động. Chúng ta đang để họ bị hụt chân trong chính ngôi làng của mình.”
Rồi ông trầm giọng, rót thêm chén trà: “Báo chí Hội mình không chỉ là tiếng nói của nông dân, mà còn là đôi mắt, đôi tai, là cánh tay nối dài để Trung ương Hội thấu hiểu, hành động đúng. Báo không chỉ viết hay, viết đúng, mà còn phải viết kịp lúc, đúng chỗ, và phải làm sao cho người dân đọc được, hiểu được, tin được. Tôi già rồi, nhưng vẫn mong các cháu, các cậu xông pha hơn nữa, không được quên mình là báo Nông thôn Ngày nay, không phải báo “Phố thị ngày mai' đâu nhé!”.
Ông nhìn chúng tôi, cười hiền khô: “Báo chí Hội không chỉ đưa tin, mà còn phải đi đầu trong phản biện, giám sát xã hội. Nhất là khi nông thôn bây giờ không chỉ có cày cuốc, mà còn có đầu tư, tài chính, đất đai, môi trường, quyền lợi người yếu thế. Ai đứng về phía nông dân nếu không phải là các cháu, những nhà báo trẻ dấn thân?”.
Với ông, tờ báo Nông thôn ngày nay/ Dân Việt là một kênh “giao tiếp hai chiều” giữa nông dân và nhà nước. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không làm truyền thông kiểu “thành tích”, mà phải làm báo của lương tri. Viết cho nông dân hiểu, viết đúng sự thật, viết để thúc đẩy đổi thay tích cực. Đừng ngại sự thật khó nghe, miễn đó là sự thật của người nông dân. Đó cũng là tinh thần “Những việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh của ngày nay đó”.
Ông Nguyễn Đức Triều, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Ảnh: Thu Hà.
Chúng tôi đề nghị ông cho ý kiến về việc làm thế nào để báo chí viết về nông thôn, nông nghiệp nông dân, đặc biệt là tờ báo của Hội, ngày càng có vai trò lớn hơn trong kỷ nguyên số. Ông Triều suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói: “Nếu coi chuyển đổi số là ưu tiên quốc gia, thì báo chí về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng cần được “số hóa chính sách”. Một số đề xuất cụ thể:
Một là, thiết lập Quỹ hỗ trợ báo chí nông thôn- nông nghiệp: Đây không phải là trợ cấp mà là đầu tư vào minh bạch hóa thông tin, góp phần điều chỉnh chính sách và đảm bảo công bằng phát triển giữa thành thị và nông thôn. Quỹ này nên có cơ chế tuyển chọn cạnh tranh, công khai, tập trung vào các tác phẩm điều tra, phản ánh bất cập chính sách, và kết nối với các viện nghiên cứu nông nghiệp.
Hai là, đào tạo chuyên sâu phóng viên nông nghiệp: Không thể phó mặc phóng viên thành thị đi viết “ngẫu hứng” về nông dân. Cần một chương trình dài hạn, chuyên sâu, kết nối giữa nhà báo- nhà khoa học- nông dân. Mỗi vùng sinh thái cần có đội ngũ phóng viên am hiểu đặc thù thổ nhưỡng, giống cây trồng, tập quán canh tác và văn hóa địa phương.
Ba là, cơ chế phản hồi từ chính quyền sau các bài báo điều tra: Học theo mô hình “Những việc cần làm ngay”, sau mỗi bài báo phản ánh sai phạm, cần có cam kết xử lý, thời gian phản hồi và thông tin công khai minh bạch. Một hệ thống dashboard điện tử có thể giúp theo dõi tiến trình phản hồi chính sách sau mỗi tác phẩm báo chí.
Bốn là, thúc đẩy nội dung số về nông nghiệp và nông thôn: Hỗ trợ các kênh YouTube, TikTok, podcast làm nội dung chuyên sâu về nông nghiệp sạch, làng nghề, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số vùng nông thôn… Một xã hội có hiểu biết đúng về nông thôn là nền tảng cho chính sách đúng. Chính quyền cần xem các nhà sáng tạo nội dung nông nghiệp như một “mạng lưới vệ tinh” để truyền tải kiến thức và lắng nghe ngược lại từ thực tiễn.
Hôm nay, ta có máy tính bảng, mạng 5G, camera bay drone, nhưng nếu không dám đứng về phía người nông dân nghèo khó, không dám hỏi những câu hỏi “xót lòng”, thì công nghệ chỉ là vỏ bọc cho sự im lặng.
Sẽ là thiếu sót khi viết về nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam mà không có lời nào nhắc đến người phụ nữ đứng sau cuộc đời ông- vợ ông, bà Trần Thị Hương.
Ở lần đến thăm trước đây, khi bà còn sống. Hôm ấy ông bảo: “Tôi có được như ngày hôm nay, công lớn là thuộc thuộc về bà ấy”- ông Triều nhìn vợ khi bà đưa ra 3 ly cà phê.
Ông bảo bà ngồi xuống bên cạnh ông, bà cáo lỗi định đi, ông nắm tay bà kéo lại. Biết là “không thoát” được, bà nhẹ nhàng ngồi bên ông.
“Những ngày còn trẻ, mình liên tục công tác xa nhà, vài ba tháng, có khi hàng năm trời mới về thăm nhà, mà cũng chỉ ngày trước ngày sau lại đi. Chăm bố mẹ già, ba đứa con ăn học nên người đều một tay bà ấy lo toan cả. Nói thật, nếu không có bà ấy mình chẳng làm nên trò trống gì cả”- ông Triều kể.
Có thể nói trong cuộc sống gia đình ông Triều là người hết mực thủy chung. 17 tuổi đã được cha mẹ cưới cho bà Trần Thị Hương, người đang ngồi cạnh ông. Ông là người trưởng thành rất sớm. Ở tuổi 35 ông đã là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu. Ở tuổi 42 ông là Chủ tịch UBND Hải Hậu, 46 tuổi ông là Bí thư Huyện ủy Hải Hậu, Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng.
Trẻ trung, đẹp trai, năng động, “quyền cao, chức trọng” ông Nguyễn Đức Triều là “hình mẫu lý tưởng” của không ít các cô gái xinh đẹp đương thời. “Đã là con người ai chả có lúc rung động trước cái đẹp, nhưng hình ảnh người vợ quê tần tảo, chịu thương chịu khó, chăm sóc bố mẹ già, nuôi nấng con cái để mình yên tâm công tác và có được chút thành công, nên không thể phụ lòng vợ con được”- ông Triều nói.
Ông đứng dậy, đi ra bàn thờ, thắp một nén hương, nói nhỏ: “Tôi nợ bà ấy nhiều lắm”!
Trời đã chập choạng tối, ông nắm tay tiễn chúng tôi ra tận đầu ngõ, rồi ông dặn: “Khi nào rỗi lại đến chơ nhé!
Hà Nội, đầu hè 2025.
Ngày 17/6, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Y Êli Niê là thủ môn hiện đang khoác áo Đông Á Thanh Hóa theo dạng cho mượn từ CLB Đắk Lắk.
Huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã và đang quyết liệt triển khai công tác quản lý và khai thác khoáng sản một cách hiệu quả, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/6, nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận 38 mã tăng giá, 2 mã tăng trần và 42 mã giảm giá.
Chiều 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Sáng nay Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề kinh tế - xã hội. Ý kiến của nhiều người dân, doanh nghiệp gửi về Dân Việt cho biết phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, các câu hỏi, trả lời bám sát vấn đề người dân quan tâm...
Nằm ẩn mình giữa núi non hùng vĩ của Tây Bắc, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đang từng ngày "thay da đổi thịt" nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Tiền đạo Việt kiều cao 1m88 khoác áo ĐT Việt Nam?; HAGL chỉ sử dụng 3 ngoại binh ở mùa giải tới; sao Chelsea làm người mẫu cho GQ; con gái út tới Mỹ động viên HLV Guardiola; Newcastle sẵn sàng “giải cứu” Rashford.
Sau nhiều đồn đoán, Đình Tú và Ngọc Huyền chính thức công khai mối quan hệ giấu kín lâu nay. Cặp đôi đã chia sẻ bộ hình khiến cộng đồng mạng mê mẩn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/6 đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc tới Đức sau thông tin Berlin có thể cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine. Ông cho rằng hành động này sẽ gây “thiệt hại nghiêm trọng” cho mối quan hệ giữa hai nước và sẽ bị xem là Đức “tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột vũ trang với Liên bang Nga”.
Một Nghệ sĩ Nhân dân quê Thái Nguyên là biểu tượng nhan sắc và tài năng của điện ảnh Việt Nam. Vẻ đẹp kiêu hãnh, khí chất sang trọng của bà đã in dấu trong lòng khán giả qua nhiều thế hệ.
Trước vụ việc đơn vị phân phối sữa HIUP bị khởi tố, BTV Quang Minh lên tiếng khẳng định đơn vị này đã lừa dối anh và anh đang làm việc với luật sư để khởi kiện.
Công an phường 14, quận 6 đang phối hợp cùng Công an TP.HCM điều tra, truy tìm người đàn ông đã trộm 812 tờ vé số của một đại lý.
Chiều 19/6, tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, ông Hoàng Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước lý giải nguyên nhân hàng nghìn cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ truyền thống đóng cửa.
4 con giáp này có một cảm giác nhạy bén về thị trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh, luôn tìm cách kiếm tiền nhanh nhạy hơn người khác.
Các đòn tấn công chính xác của Israel hoàn toàn không thể tiêu diệt chương trình hạt nhân – hay lật đổ chính quyền Iran, ông Robert A. Pape – Giáo sư Khoa học Chính trị, Đại học Chicago bình luận.
Tiền vệ Việt kiều Simon Như Thông Vũ được CLB Fortuna Düsseldorf đôn lên đội U23 cho mùa 2025/2026, đánh dấu bước tiến mới trong sự nghiệp tại môi trường bóng đá Đức.
Chủ nhà cùng nhóm cán bộ ở Thanh Xuân (Hà Nội) được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ mới, đặc biệt là việc nộp hơn 21 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong ở Hà Nội nên tòa phúc thẩm quyết định giảm án.
Đây là một trong những trải nghiệm mạo hiểm nhất Việt Nam - nơi mỗi bước chân đều như “ngàn cân treo sợi tóc”. Điều gì đặc biệt khiến giới trẻ sẵn sàng buộc dây vào người và lao vào cuộc chơi nghẹt thở này?
Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 với tổng kinh phí đầu tư hơn 140 tỷ đồng, "cứu" di tích Phong Lệ khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Dự án mở rộng sân bay Phú Quốc sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư kinh doanh trực tiếp.
Giữa tháng 6, khi hàng trăm ha lúa Đông Xuân ở xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vừa chín rộ, lũ bất ngờ ập đến. Nước ngâm sâu khiến lúa lên mầm, thối rữa, nông dân chỉ biết bì bõm lội nước lũ vớt lúa "bị chết đuối" về nuôi trâu, bò, lợn...
Chiều 19/6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao các quyết định chấp thuận nhà đầu tư các dự án phục vụ hội nghị APEC 2027.
Núp bóng danh nghĩa thực phẩm bổ sung, hệ sinh thái Z Holding đã tuồn ra thị trường hàng loạt sản phẩm giả, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty này vừa bị bắt để điều tra.
Từ hiệu quả của dự án năm 2024 từ nguồn kinh phí của tỉnh Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình ứng dụng công nghệ lồng HDPE theo kiểu Nauy trong nuôi cá bè vẫu thương phẩm trên biển. Sản lượng cá nuôi đạt trên 5,7 tấn. Giá cá bè bán trung bình trên 180.000 đồng/kg...
Nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt của mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã) sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025, Công an TP.HCM đang khẩn trương triển khai công tác thu hồi con dấu cũ và cấp phát con dấu mới cho các cơ quan, đơn vị hành chính sau sáp nhập.
Tham quan khu di tích khảo cổ Gò Thành, Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, du khách sẽ chiêm ngưỡng nhiều di tích, hiện vật cổ xưa nằm dưới giồng đất cát pha sét sâu từ 2-3m, trong một gò đất rộng hơn 1ha...
Nữ đạo diễn Mỹ được phát hiện bị sát hại tại nhà riêng, trong tình trạng bị quấn trong chăn và bịt miệng bằng băng dính. Cảnh sát điều tra theo hướng giết người, cướp của.
Ngày 19/6, Ban Chỉ đạo xây dựng các Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính 2 cấp tỉnh Điện Biên tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính hai cấp.
Sau quá trình đám phán và thảo luận, CLB CAHN và tiền đạo Phan Văn Đức đã chính thức tìm được tiếng nói chung về 1 bản gia hạn hợp đồng mới.