Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương vừa có quyết định điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ từ 15 giờ ngày 11/10. Theo đó, các loại xăng như Ron 95 IV, xăng Ron 95III và xăng E5 Rôn 92 đồng loạt tăng 560 đồng/lít, trong khi đó, dầu diesel tăng hơn 1.960 đồng/lít, dầu hoả tăng hơn 1.140 đồng/ lít.
15 giờ hôm nay 11/10, mặt bằng giá xăng sẽ ghi nhận mức giá mới, theo đó xăng Ron 95 IV là 22.680 đồng/ lít, xăng Ron 95 III là 22.000 đồng/ lít và xăng E5 Ron 92 có giá là 21.290 đồng/ lít.
Các loại dầu đồng loạt tăng giá, trong đó dầu hoả tăng 1.140 đồng/ lít, dầu diesel tăng sốc hơn 1.960 đồng/lít, giá mới 24.160 đồng/ lít.
Trước đó, nhiều dự đoán giá xăng dầu trong nước hôm nay (11/10) sẽ tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm mạnh, giá xăng có thể tăng 300 - 400 đồng/lít, trong khi đó giá dầu sẽ tăng mạnh nhất lên đến 2.000 đồng/lít.
Lúc 8 giờ sáng ngày 11/10/2022 (giờ Việt Nam) giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 89,68 USD/thùng, giảm 0,16 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 10/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2022 đã giảm tới 1,59 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 95,91 USD/thùng, giảm 0,28 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 2,52 USD so với cùng thời điểm ngày 10/10.
Trước đó ngày 3/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ, theo đó từ 15 giờ, trong đó giá xăng giảm đồng loạt từ 1.050 đồng cho đến 1.140 đồng tuỳ loạt, giá dầu giảm từ 330 đến 760 đồng, tuỳ loại.
Giá xăng E5 RON 92 ở mức giá bán là 20.730 đồng/lít; giá xăng RON 95 giảm mạnh nhất 1.140 đồng/lít, giá bán là 21.440 đồng/lít; giá dầu các loại cũng đồng loạt giảm, dầu diesel giảm 330 đồng/lít, giá bán là 22.200 đồng/lít, dầu hoả giảm 760 đồng, về mức 21/680 đồng/lít, dầu mazut cũng giảm thêm 560 đồng, còn 14.090 đồng/kg.
Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 27 lần điều chỉnh, trong đó 14 lần tăng, 12 lần giảm và một lần giữ nguyên; riêng giá xăng các loại đã có kỳ giảm giá lần thứ 8 từ đầu tháng 7/2022.
Trong các ngày từ 8-10/10, tại khi vực các tỉnh phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Hậu Giang, Đắc Lắk… tình trạng các đại lý xăng dầu bán lẻ thiếu xăng cục bộ, khan hàng, ngừng bán.
Theo thông tin, người dân phải chạy hàng chục kim, từ các quận, huyện, xã hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác để mua xăng, trong khi đó nhiều đại lý xăng bán lẻ ngừng bán. Tại Hà Nội, ghi nhận có lác đác đại lý, cửa hàng xăng dầu bán lẻ đóng cửa, treo biển hết xăng. Hiện tượng ùn ứ, đứng chờ đổ xăng do lo ngại hết xăng, hoặc xăng tăng giá diễn ra nhiều nơi tại Thủ đô, gây bức xúc, ức chế cho người dân.
Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết ngày 10/10, có 100/1.700 cửa hàng xăng dầu đóng cửa, Bộ Công Thương cho rằng đó là hiện tượng…. "không phổ biến". Kết luận này của Bộ Công Thương đã và đang khiến dư luận phản ứng dữ dội.
Còn theo giới chuyên gia, tình trạng thiếu xăng cục bộ, đại lý đóng cửa là do chiết khấu 0 đồng, thương nhân, đầu mối bán giá buôn cao hơn giá điều hành (giá bán lẻ) cho đại lý, dẫn đến đại lý bán lẻ cứ bán ra là lỗ.
Bộ Công Thương mới đây khẳng định tổng nguồn cung xăng dầu trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ, thậm chí dư thừa. Theo đó, cam kết cung ứng xăng dầu của hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn đủ, trong đó quý III hai nhà máy này dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu).
Về nguồn nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hết 9 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu thành phẩm các loại, kim ngạch hơn 6,8 tỷ USD tăng hơn 22,7% về lượng, và hơn 131% về trị giá.
Bộ Công Thương khẳng định, tổng nguồn cung xăng dầu cả nguồn tự sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu đều dồi dào so với năm trước, không có tình trạng thiếu xăng dầu từ các đầu mối lớn, các thương nhân. Hiện tượng khan hiếm, thiếu cục bộ chỉ xảy ra từ chuỗi phân phối từ thương nhân, đầu mối đến đại lý bán lẻ, do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm mức chiết khấu trong hệ thống phân phối, có hiện tượng nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh, bán hàng cầm chừng và thiếu nguồn cung cục bộ tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.