Phương pháp trồng lan sáng tạo, đem lại hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị TP.HCM

Hồng Phúc Thứ hai, ngày 21/11/2022 11:29 AM (GMT+7)
Nông dân huyện Bình Chánh có cách trồng lan sáng tạo giúp tăng số lượng nhưng chất lượng không giảm, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị tại TP.HCM.
Bình luận 0

Hoa - cây kiểng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại TP.HCM (đã được UBND TP.HCM xác định và định hướng phát triển tại Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15/10/2018).

Hoa - cây kiểng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TP.HCM và có xu hướng phát triển ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cho lợi nhuận và giá trị kinh tế cao.

Phương pháp trồng lan sáng tạo, đem lại hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị TP.HCM - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thọ (ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) bên vườn lan Dendro chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị TP.HCM mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đ.Thanh

Hoa - cây kiểng cũng là nhóm sản phẩm nông nghiệp được TP.HCM xác định góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Thọ (ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) có kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan từ năm 2003. Vườn lan của ông rộng gần 9.000m2 với khoảng 200.000 cây lan đủ loại, trong số đó, ông tập trung trồng lan Dendro nắng và một số loại Dendro màu.

Để hạ giá thành đồng thời khắc phục quy mô diện tích đất canh tác hẹp, ông Thọ đã áp dụng phương pháp gia tăng mật độ trồng. Phương pháp này có nghĩa là sau khi bán ra 10.000 cây, ông lại nhập về 20.000 cây tiếp theo để chăm sóc.

Phương pháp này giúp tận dụng tối đa diện tích đất, đến khi bán một lứa lan trưởng thành, nhà vườn lại phân bố các chậu cây con thưa ra. 

Theo ông Thọ, đây là cách làm của nông nghiệp đô thị, giúp tăng số lượng nhưng chất lượng không giảm, vừa hạ giá thành nhờ giảm công chăm sóc. Cũng nhờ cách làm này mà ông và nhiều nhà vườn tại địa phương chuyển sang trồng 2 năm 3 vụ chứ không còn 1 năm 1 vụ như trước.

Phương pháp trồng lan sáng tạo, đem lại hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị TP.HCM - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Thọ áp dụng phương pháp gia tăng mật độ trồng lan, tăng số lượng nhưng chất lượng không giảm. Ảnh: Đ.Thanh

Hiện nay, vườn lan mang về cho ông Thọ thu nhập khoảng 800 triệu đồng mỗi năm, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. 

Vườn lan của ông Thọ được đánh giá là mô hình nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả cao của huyện Bình Chánh và TP.HCM. Đây cũng là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của TP.HCM trong năm 2021.

Với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đang tiếp tục vận động hội viên nông dân tại địa phương chuyển đổi mô hình từ trồng lúa, vườn tạp năng suất thấp sang trồng hoa lan có giá trị kinh tế cao hơn.

Để hỗ trợ cho các chủ thể canh tác hoa - cây kiểng và rau, heo, bò, tôm nước lợ, cá cảnh - 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực phát triển của TP.HCM, Nghị quyết số 10/2017 và Nghị quyết số 06/2021 của HĐND TP.HCM về chuyển dịch nông nghiệp đô thị tại TP.HCM, đã có chính sách ưu đãi lãi vay từ 60%, 80% và 100% để khuyến khích chuyển dịch nông nghiệp đô thị tại thành phố.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem