Trò chơi chết chóc với bộ lạc Tarta
Thành Cát Tư Hãn, tên thật Thiết Mộc Chân, sinh năm 1162, là con trai cả của Dã Tốc Cai, thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan. Năm Thiết Mộc Chân 12 tuổi, cha ông bị đầu độc chết bởi bộ lạc Tarta (Tháp Tháp Nhi). Đấy chính là điểm khởi đầu cho một quãng đời niên thiếu đầy khổ nhục của Thiết Mộc Chân.
Thành Cát Tư Hãn, trong thời đại của mình, ước tính đã tiêu diệt khoảng 10% dân số Thế giới.
Một trong những chiến dịch chinh phạt lớn đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn sau khi bắt đầu liên minh Mông Cổ với Thoát Lý (bạn cũ của cha Dã Tốc Cai) là tấn công bộ lạc Tarta, năm ông 20 tuổi . Trước là để báo thù cha, sau là dẹp yên mạn Đông. Quân đội Tarta bị hơn 20.000 chiến binh của Thiết Mộc Chân nghiền nát sau 3 ngày. Và màn trả thù riêng của Thiết Mộc Chân chính thức bắt đầu bằng một quyết định quái gở.
Thiết Mộc Chân bắt tất cả đàn ông của bộ lạc Tarta ra đứng xếp thành hàng dọc. Sau đó, ông sai lính mang ra các cỗ xe ngựa chiến. Đặc điểm của dạng cỗ xe này là có bánh xe rất to, với đường kính khoảng 1m80. Đàn ông của Tarta sẽ bị trói vào bánh xe này, và bất kì ai cao hơn trục bánh xe (tức tương đương với bán kính bán – cỡ 90 cm) đều bị chặt đầu.
Cuộc thảm sát đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn là với người Tarta (Tháp Tháp Nhi), mục đích chính là báo thù cái chết của cha ông.
Thực tế, tuyệt đại đa số đàn ông Tarta, trừ trẻ nhỏ, đương nhiên đều cao hơn 90cm và họ bị giết sạch. Với Thiết Mộc Chân, cuộc thảm sát người Tarta chỉ là một trò vui mà thôi!
“Bỏi đói” Yên Kinh & hủy diệt gần 90% dân số Kim
Năm 1211, Quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bắt đầu chiến dịch thôn tính nhà Kim. Đế chế Kim thời điểm đó có dân số khoảng 53,5 triệu người. Sau 3 năm đánh phá, Quân đội của Thành Cát Tư Hãn thẳng tiến Trung Đô, vây chặt thủ phủ Yên Kinh của người Kim (Bắc Kinh ngày nay) vào cuối 1214.
Thành Yên Kinh của nhà Kim cháy 3 tháng không dứt trong màn tận diệt của Thành Cát Tư Hãn mùa Hè 1215.
Yên Kinh trải rộng trên một quy mô diện tích hơn 29km, được bao bọc bởi 4 bức tường thành cao 12m. Công thành không phải là thượng sạch. Thế nên, Thành Cát Tư Hãn quyết định chia quân bao vây Yên Kinh, cắt mọi đường lương thực, nước uống có thể tuồn vào thành.
Chiến dịch “bỏ đói Yên Kinh” đã thành công rực rỡ. Cuối Xuân 1215, khủng hoảng bên trong Yên Kinh lên đến đỉnh điểm khi người dân giết hại lẫn nhau, ăn thịt đồng loại. Giữa tháng 4 năm 1215, Yên Kinh chính thức mở cửa thành, đầu hàng.
Quân Mông Cổ sau khi vào thành Yên Kinh đã tàn sát dân chúng, đốt phá khắp nơi. Ngoài 5 vạn quân Kim, đã có khoảng 50 vạn dân chúng bị giết. 10 vạn phụ nữ lên thành nhảy xuống tự tử vì sợ bị hãm hiếp. Trong ba tháng, thành Yên Kinh vẫn còn bốc cháy, xương người chất thành núi.
Một cách chi tiết, sau khi nhà Kim chính thức diệt vong (năm 1234) bởi đế quốc Mông Cổ, dân số Kim chỉ còn lại khoảng 1,1 triệu hộ với tổng cộng 6 triệu người. Tức chỉ bằng khoảng 13% so với mức 53,5 triệu người trước cuộc xâm lăng của Thành Cát Tư Hãn. Đây là một trong những cuộc chiến tranh với mức độ diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc, cùng với Loạn An Sử thời Đường (46 triệu người chết) hay Thái Bình Thiên Quốc (hơn 50 triệu người chết).
Thảm sát tận gốc 1 thành phố để trả thù cho con rể
Toquchar, lấy một trong những con gái của Thành Cát Tư Hãn và là chàng rể mà ông yêu quý nhất. Đầu năm 1221, Toquchar giao chiến với quân đội của thành Nishapur, thuộc Ba Tư (cũ) trúng tên và tử trận. Theo thỉnh cầu của con gái, Thành Cát Tư Hãn dẫn đại quân tấn công Nishapur, để trả thù.
Thành Cát Tư Hãn xóa sổ tận gốc thành phố Nishapur (Ba Tư cũ), giết hơn 1 triệu dân thường.
Chưa đầy 2 ngày, quân Mông Cổ đại phá Nishapur và cuộc thảm sát bắt đầu. Theo nhà sử học Iran Rashid-ad-Din Fadl Allah thì quân Mông Cổ đã giết khoảng trên 1 triệu dân ở Nishapur trong cuộc trả thù này. Một số liệu khác thì khẳng định số người thiệt mạng chính xác là 1.748.000.
Trong cuộc trả thù của Thành Cát Tư Hãn, không chỉ quân lính, đàn ông, mà ngay cả người già, phụ nữ đến trẻ em, trẻ sơ sinh, thậm chí là cả… chó mèo ở Nishapur cũng bị quân đội Mông Cổ sát hại. Sau đó, quân đội Mông Cổ chặt đầu họ và xếp chồng chất thành những kim tự tháp sọ người.
Những cuộc thảm sát khác của Thành Cát Tư Hãn + Mùa xuân năm 1220, thành Bukhara, một trung tâm nổi tiếng ở Trung Á bị phá trụi, gần 1 triệu người chết, hàng ngàn phụ nữ bị làm nhục. Từ Bukhara, Thành Cát Tư Hãn tiến đánh Samarkand, một kinh thành cổ kính và giàu có và chỉ trong năm ngày thành này bị hạ. Ba phần tư dân cư thành phố bị giết. + Năm 1220, đạo quân Mông Cổ tới thị trấn Urgenc trên bờ sông Amou-Daria, phía nam biển Aral. Ở đấy diễn ra một trận tàn sát dã man, người ta nói rằng có tới 100 ngàn người trong thành bị giết. Quân Mông Cổ đào kênh, phá đê dẫn nước vào dìm chết toàn bộ người trong thành. + Đầu năm 1221, ở Merv, (thành phố Mary tại Turkmenistan ngày nay), quân Mông Cổ đã giết trên 700.000 dân, chỉ tha cho 400 thợ thủ công và một số trẻ nhỏ bị bắt làm nô lệ. Người ta phải mất 13 ngày liền mới đếm hết các xác chết.Thành Balk ở Afghanistan cũng chung số phận: già trẻ lớn bé đều bị bắt xếp hàng 10, hàng 100 như quân đội, rồi lính Mông Cổ cầm dao, cầm giáo giết từng loạt. + Năm 1227, sau khi đánh bại các lực lượng Tây Hạ và tàn sát kinh đô của họ, Thành Cát Tư Hãn để lại di chiếu hạ lệnh hành quyết toàn bộ hoàng gia Tây Hạ để trừng phạt. |