Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Ngành Du lịch Quảng Bình đang rất quan tâm đến phát triển du lịch nông thôn. Đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, có Chương trình xây dựng nông thôn mới để giúp các xã nông thôn mới, đặc biệt là nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có thêm nhiều tiêu chí trong việc phát triển du lịch".
Theo ông Nguyễn Ngọc Quý, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 667/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn này.
Kế hoạch này đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn xây dựng ít nhất từ 1 sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch".
Phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, xây dựng 2 - 3 mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.
Phấn đấu có 1 làng du lịch nông thôn có tên trong danh sách các làng du lịch tốt nhất thế giới của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công bố. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số và 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
Mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể Nông dân - Hợp tác xã - Hộ kinh doanh - Doanh nghiệp.
Phấn đấu có 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó, ít nhất 50% là lao động nữ. Mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn và cập nhật bản đồ số du lịch Quảng Bình.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Quý, trong năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình tiếp tục nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác quy hoạch, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước.
Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến, chỉ đạo các đơn vị khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ tại các điểm, tuyến du lịch, nhà hàng, khách sạn; đa dạng hóa thị trường khách du lịch…
Mục tiêu của du lịch Quảng Bình trong năm 2023 là đón 3 - 3,5 triệu lượt khách. Trong đó, khách nội địa 2,9 - 3,4 triệu lượt; khách quốc tế 100.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch từ 3.400 đến 3.900 tỷ đồng.
"Đến thời điểm hiện tại, khách du lịch đã đặt kín phòng nghỉ trên địa bàn tỉnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Quảng Bình, tạo động lực để ngày càng phát triển", ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.