Sửa biểu giá điện: Người dân dùng ít có phải trả tiền nhiều?

Nguyễn Tuyền Thứ bảy, ngày 08/10/2022 06:34 AM (GMT+7)
Đề xuất rút gọn biểu giá điện 5 bậc của Bộ Công Thương tỏ ra tối ưu so với biểu giá 6 bậc hiện hành do đơn giá bậc 1 và bậc 3 của biểu giá 5 bậc cải tiến có độ mở rộng với 6 bậc, người dùng ít điện có lợi hơn. Ngược lại, hộ dùng điện trên 711 kWh/tháng sẽ phải đóng nhiều tiền hơn trước.
Bình luận 0

Dùng dưới 711 kWh/tháng, giảm tiền điện theo cách tính tiền điện 5 bậc

Giải trình của Bộ Công Thương, nhược điểm của phương án rút gọn bậc giá điện từ 6 bậc hiện nayxuống 5 bậc là tiền điện sinh hoạt đối với hộ gia đình sử dụng từ 711 kWh/tháng trở lên sẽ tăng (nhóm này chiếm khoản 2% số hộ sử dụng điện, tỷ trọng rất nhỏ).

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 1.

So sánh các bậc giá điện hiện hành và các đề xuất. (Đồ hoạ Nguyễn Tuyền)

Theo tìm hiểu và tính toán của PV Dân Việt, với biểu giá 5 bậc cải tiến so với 6 bậc hiện hành, dù đơn giá/kWh điện của hộ tiêu dùng sử dụng từ 401 kWh/tháng trở lên sẽ tăng. Tuy nhiên, họ đã được hưởng lợi khi tiêu thụ từ 51-100kWh chỉ chịu đơn giá 1.678 đồng/kWh thay vì 1.734 đồng như biểu giá 6 bậc. Ngoài ra, hộ sử dụng từ kWh 301-400 cũng chỉ bị tính giá 2.536 đồng/kWh thay vì 2.834 đồng/kWh như biểu giá điện 6 bậc hiện nay.

Theo tính toán, nếu tính theo 5 bậc, hộ tiêu dùng điện từ 50- 710kWh/tháng sẽ được giảm tiền điện so với phương án giá điện 6 bậc hiện hành.

Với 100kWh/tháng, biểu giá 5 bậc, hộ tiêu dùng phải trả 184.580 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT), như vậy rẻ hơn 3.080 đồng so với cách tính của biểu giá 6 bậc. Với 200kWh/tháng, hộ dân chỉ phải trả 406.120 đồng, giảm 3.080 đồng so với biểu giá 6 bậc, 300kWh/tháng sẽ phải trả 685.080 đồng/tháng, cũng giảm 3.080 đồng so với biểu 6 bậc.

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 2.

Hộ sử dụng điện từ 300-500kWh/tháng sẽ được giảm giá khi tính giá điện 5 bậc (Đồ hoạ NT)

Từ 400kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc, hộ dân sẽ phải nộp tổng tiền 964.040 đồng, giảm 35.860 đồng so với biểu giá 6 bậc. Từ 500kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc sẽ phải nộp tổng tiền 1.296.240 đồng, giảm 25.630 đồng so với cách tính 6 bậc.

Trong khi đó, ở mức tiêu thụ 300kWh/tháng, tính theo phương án 4 bậc, hộ tiêu dùng phải trả tổng tiền là 728.090 đồng, tăng gần 40.000 đồng so với biểu giá 6 bậc, trong khi mức này biểu giá 5 bậc giảm hơn 3.000 đồng cho hộ tiêu dùng. Rõ ràng, bậc 2 và bậc 3 của biểu giá điện 4 bậc cải tiến, có giá đắt đỏ ở kWh thứ 101-200 và từ 301- 400kWh, khiến người tiêu dùng dùng điện ở mức này phải trả thêm nhiều tiền hơn. Trong khi đó, giá điện bậc 3 (từ 401 kWh đến 700 kWh) và điện giá bậc 4 (trên 701 kWh) có giá bằng hoặc thấp hơn giá điện 6 bậc hiện hành và 5 bậc cải tiến, không giúp tăng thu của hộ sử dụng điện, không tiết kiệm điện.

Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, từ năm 2018-2020 số hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh/tháng tăng từ 4,89% (2018) lên 6,4% (2020). Số hộ sử dụng từ 201-400 kWh/tháng có sự gia tăng từ 19,9% (2018) lên 23,4% (2020). Số hộ trong nhóm sử dụng điện ít từ 0-100 kWh/tháng ngày càng suy giảm từ 35,7% (2018) xuống còn 31,4% (2020), số hộ thuộc nhóm sử dụng điện từ 101-200 kWh/ là 36-37%/hộ sử dụng điện.

Từ 600 kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc, hộ dân sẽ phải nộp tổng tiền 1.628.440 đồng, giảm 15.400 so với cách tính 6 bậc. Từ 700kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc, hộ dân sẽ phải nộp tổng tiền là 1.960.640 đồng, giảm 5.170 đồng so với cách tính 6 bậc.

Tìm hiểu thực tế năm 2021, khi thuế VAT là 10%, với hoá đơn thực tế hộ tiêu dùng tại Hà Nội dùng 570 kWh/ trong tháng 7/2021, cách tính của biểu giá 6 bậc hiện hành, hộ phải trả hơn 1.547.249 đồng (trên 1,54 triệu đồng/tháng), (tiền điện tiêu thụ thực tế là hơn 1,4 triệu đồng, tiền thuế VAT 10% là 140.659 đồng).

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 5.

Tiền điện tính theo biểu giá 6 bậc hiện hành (Ảnh chụp màn hình).

Với cách tính biểu giá 5 bậc cải tiến như đề xuất, hộ gia đình chỉ phải trả tổng tiền điện 1.528.780 đồng, (trong đó tiền điện là 1.389.800 đồng, tiền thuế VAT 10% là 138.890 đồng); số tiền điện giảm 18.459 đồng so với giá điện 6 bậc hiện hành.

Với cách tính của biểu giá điện 4 bậc cải tiến, tổng tiền điện hộ gia đình phải trả là 1.529.759 đồng (1,52 triệu đồng), trong đó tiền điện tiêu thụ thực tế là 1.390.690 đồng, tiền thuế VAT 10% là 139.069 đồng), tổng số tiền giảm 17.490 đồng.

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 6.

Tiền điện tính theo biểu giá 6 bậc hiện hành (Ảnh chụp màn hình).

Sang năm 2022, do Nghị định số 15/2022 của Chính phủ thuế giá trị gia tăng VAT từ 10% xuống 8%, hộ sử dụng điện được hưởng lợi 2%. Với hoá đơn mức tiêu thụ 345 kWh/tháng 8/2022 của một gia đình tại Hà Nội, theo cách tính biểu giá điện 6 bậc hiện hành, họ phải trả 813.380 đồng. Trong đó, tiền điện tiêu thụ 753.130 đồng, tiền thuế VAT 8% (chỉ áp dụng từ 01-02 đến hết ngày 31/12/2022) là 75.313 đồng.

Trong khi đó, nếu áp dụng biểu giá điện 5 bậc cải tiến, tiền điện phải trả của hộ gia đình này chỉ là 795.873 đồng (trong đó tiền điện tiêu thụ là 736.920 đồng, 8% VAT là gần 59.000 đồng), mức giảm 17.506 đồng so với cơ cấu giá 6 bậc hiện hành.

Với đề xuất biểu giá điện 4 bậc, hộ gia đình này chỉ trả hơn 790.684,2 đồng (trong đó tiền điện tiêu thụ thực là 732.115 đồng, thuế VAT 80% là 58.569 đồng), giảm 22.696 đồng so với cơ cấu 6 bậc hiện hành.

Dùng nhiều điện phải trả nhiều tiền?

Theo cách tính của biểu giá điện 5 bậc đề xuất mà Bộ Công Thương đưa ra, hộ dân tiêu thụ điện từ mốc 711kWh/tháng sẽ phải tiền nhiều hơn. Cụ thể, số tiền này là  2.001.247,6 đồng, đắt hơn 21 đồng so với cách tính 6 bậc hiện hành.

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 3.

Hộ dân mức sử dụng 711kWh/tháng trở lên sẽ phải trả tiền nhiều hơn nếu tính theo biểu giá 5 bậc cải tiến. (Đồ hoạ NT)

Nếu tiêu thụ từ 800kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc, hộ dân sẽ phải nộp tổng tiền 2.329.800 đồng, đắt hơn 42.020 đồng so với cách tính biểu giá 6 bậc hiện tại. Nếu tiêu thụ 900 sẽ phải nộp 2,69 triệu đồng, đắt hơn gần 90.000 đồng so với cách tính 6 bậc. Từ mức tiêu thụ 1.000kWh/tháng, tính theo biểu giá 5 bậc, hộ dân sẽ phải nộp tổng tiền hơn 3,06 triệu đồng, đắt hơn 136.400 đồng so với cách tính 6 bậc.

Như vậy, với hộ sử dụng từ dưới 710 kWh/tháng trở xuống, cách tính biểu giá 5 bậc khiến họ lợi hơn bởi 100kWh (nằm trong giá diện bậc 1 và bậc 3) có đơn giá thấp hơn so với biểu giá điện 6 bậc hiện hành.

Trong khi đó, biểu giá điện 4 bậc cải tiến theo tính toán không giúp tăng thu nhiều tiền của nhóm hộ tiêu dùng cao từ 711kWh trở lên mà còn giảm thu đi. Cụ thể, nếu tính biểu giá 4 bậc cải tiến, hộ tiêu thụ ở 800kWh/tháng chỉ phải nộp 2.286.680 đồng, giảm 1.100 đồng so với biểu 6 bậc.

Đối với hộ sử dụng điện 1.000kWh/tháng, phương án 4 bậc cũng chỉ thu được 2,96 triệu đồng, tăng 31.680 đồng so với biểu 6 bậc, trong khi cách tính của biểu 5 bậc cải tiến giúp tăng thư hơn 136.400 đồng. 

Rút gọn bậc giá điện: Hộ dân sử dụng bao nhiêu điện/tháng phải đóng tiền nhiều hơn? - Ảnh 4.

Biểu giá điện 5 bậc đề xuất thu được nhiều tiền của hộ sử dụng nhiều điện, với 1.000kWh/tháng họ sẽ phải nộp thêm hơn 136.400 đồng so với số tiền hiện nộp. (Đồ hoạ NT)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem