Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng

Chủ nhật, ngày 11/10/2020 13:42 PM (GMT+7)
Sau gần 2 năm thi công, tuyến đường vành đai 3 trên đường Phạm Văn Đồng đã thông xe.
Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Sáng 11/10, Bộ GTVT và UBND Hà Nội tổ chức lễ khánh thành, thông xe dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long trên trục vành đai 3 Hà Nội.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Lễ thông xe có sự tham dự của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Phó bí thư thành ủy Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể và đại diện ngoại giao Nhật Bản.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT và lãnh đạo Hà Nội thực hiện nghi thức gắn biển đường vành đai 3 trên cao.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

Phát biểu tại lễ thông xe, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của Bộ GTVT, PMU Thăng Long trong quản lý, thi công dự án. Ông cũng ghi nhận nỗ lực của các cấp chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội trong khâu giải phóng mặt bằng.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 5.

Ông Bình khẳng định tuyến cầu cạn sẽ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía tây Hà Nội. Ở tầm quy hoạch, đoạn tuyến Mai Dịch - Nam Thăng Long góp phần hoàn thiện tuyến vành đai 3 Hà Nội dài khoảng 65 km, kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 6.

Dự án khởi công từ tháng 1/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng (vốn vốn vay ODA Nhật Bản tương đương 4.525 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam 817 tỷ đồng).

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 7.

Nhìn trên bản đồ, tuyến cầu cạn vừa thông xe là mảnh ghép quan trọng giúp hoàn chỉnh mạch đường cao tốc vành đai 3 từ cầu Thăng Long đến cầu Phù Đổng.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 8.

Tuyến đường sẽ kết nối nội đô với sân bay Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long. Tuy nhiên, dự án hiện còn hạng mục 6 lối lên xuống chưa hoàn thiện. Phương tiện di chuyển trên cầu cạn chỉ có thể đi thẳng từ cầu vượt Mai Dịch đến chân cầu Thăng Long và ngược lại.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 9.

Tuyến đường dài 5,3 km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,8 km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426 m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404 m.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 10.

Dự án được xây dựng với quy mô bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn rộng 3,75 m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... Đây là đoạn đường trên cao duy nhất tại Hà Nội được thiết kế vận tốc 100 km/h.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 11.

Giữa tuyến đường thiết kế dải phân cách mềm cho tình huống khẩn cấp, giúp phương tiện có thể quay đầu đoạn đối diện cổng Công viên Hòa Bình. Theo đơn vị thi công, cầu được xây dựng vĩnh cửu, có thể chịu tác động của động đất cấp 7.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 12.

Bên dưới cầu là đường Phạm Văn Đồng được mở rộng mỗi bên 6 làn xe, với cảnh quan xanh cho cửa ngõ thủ đô. Đường này đã được thông xe hơn một năm trước. Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Hơn 800 hộ dân đã phải di dời, nhường đường cho dự án.

Thông xe đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch - cầu Thăng Long trị giá hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 13.

Sau khi phần cầu chính được thông xe từ tháng 10/2020, các nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai thi công 6 lối lên xuống.

Việc phân luồng tổ chức giao thông sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Sửa chữa mặt cầu Thăng Long và thi công các nhánh lên xuống từ ngày 11/10; giai đoạn 2 dự kiến trước Tết 2021, các phương tiện sẽ đi lên cầu cạn và qua cầu Thăng Long theo tốc độ thiết kế. Giai đoạn 3 dự kiến vào giữa năm 2021 sẽ hình thành phương án tổ chức giao thông hoàn thiện, đưa vào khai thác các nhánh lên xuống tại các khu vực Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế và nút giao Nam Thăng Long (đối diện Ciputra).

Hiện cầu Thăng Long duy tu bảo dưỡng nên phương án phân luồng giao thông sẽ được chia: ôtô bốn chỗ, xe tải có trọng lượng dưới 5 tấn được lưu thông trên Vành đai 3 (đoạn tư cầu Mai Dịch đến đầu cầu thăng long và ngược lại); cấm xe khách, xe tải trên 5 tấn, xe môtô, xe thô sơ, xe gắn máy, người đi bộ lưu thông trên tuyến cầu cạn Vành đai 3.

Các phương tiện đi trên cầu cạn Vành đai 3 hướng từ Mai Dịch - cầu Thăng Long đến đầu cầu Thăng Long và quay đầu đi nhánh B xuống đường Phạm Văn Đông để đi khu đô thị Ciputra, Đông Ngạc, Tân Xuân.

Đoàn Lê
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem