“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán

Thứ tư, ngày 24/01/2024 08:00 AM (GMT+7)
Từng rất nhộn nhịp vào mỗi dịp cận Tết, làng trống Bắc Thai, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) năm nay rơi vào cảnh trầm lắng, các gia đình sản xuất trống giảm sản lượng do nhu cầu thấp. Bà con làng trống như ngồi trên đống lửa, lo “mất Tết”.

Clip: “Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 1.

Làng trống Bắc Thai (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) được hình thành từ năm 1929, do ông Bùi Chỉ du nhập từ Thanh Hóa. Hàng năm, làng trống có hàng chục hộ làm trống thường xuyên, nhân lực khoảng hơn 40 người, tất cả đều mang họ Bùi, cung ứng ra thị trường hơn 2.000 trống các loại/năm.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 2.

Thời điểm này các năm trước, nhiều gia đình làm trống làng Bắc Thai đã kín đơn đặt hàng, đang tranh thủ làm cả lẫn đêm để kịp phục vụ nhu cầu Tết. Tuy nhiên, làng trống lớn nhất Hà Tĩnh rơi vào cảnh trầm lắng, các gia đình sản xuất trống giảm sản lượng vì nhu cầu thấp. Bà con làng trống như ngồi trên đống lửa, lo “mất Tết”.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 3.

Có thâm niên hơn 30 năm làm trống cổ truyền, ông Bùi Văn Tráng (65 tuổi, thôn Bắc Thai) tâm sự so với mọi năm thì năm nay lượng khách đặt hàng Tết giảm khoảng 30-40%. Chưa năm nào ông Tráng thấy nghề trồng truyền thống lại khó khăn như năm nay.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 4.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Đỉnh (70 tuổi, người làm trống làng Bắc Thai) nói: "Gia đình tôi đã có 4 đời làm trống, thấy nghề truyền thống của tổ tiên ngày càng khó khăn, mai một khiến tôi rất buồn". Làng nghề làm trống ở xóm Bắc Thai được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Sản phẩm làng trống Bắc thai bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang nên được nhiều thị trường khó tính khắp cả nước ưa chuộng, tin dùng.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 5.

Theo các nghệ nhân làm trống, trống được cấu tạo bởi 3 bộ phận thân trống làm bằng gỗ mít, mặt trống làm bằng gia bò, cây song để cố định thân trống. Để được một cái trống Bắc Thai đạt chuẩn, người làm trống phải trải ba bước chính làm da, chang và bưng trống. Da trống phải là da bò mẹ tươi, không ướp hóa chất mới tạo ra được tiếng trống tròn vang, da trống bền, đẹp.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 6.

Gỗ mít có tuổi từ 50 -70 năm, không bị cong vênh, nứt vỡ khi thay đổi thời tiết nên được chọn làm thân trống. Bưng trống là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của trống. Da bò được căng tròn hết cỡ trên mặt trống, sau đó đóng đinh chốt bằng tre già xung quanh thân trống.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 7.

Muốn trống có âm thanh chuẩn, khi bưng trống người thợ liên tục vừa căng da bò vừa đánh trống cho đến khi được âm thanh mong muốn. Để làm được như vậy, người làm trống phải có đôi tai nhạy cảm với tiếng trống và thâm niên lâu năm trong nghề mới làm được.

“Thủ phủ” trống Hà Tĩnh đìu hiu trước Tết Nguyên đán- Ảnh 8.

Không chỉ làm trống mới, những dịp cuối năm người làm trống Bắc Thai cũng có rất nhiều đơn nhờ sửa chữa lại những trống bị hư mặt trống, thân trống.

Ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch UBND xã Thạch Hội cho biết: "Hiện nay trên địa bàn xã chỉ còn lại 17 hộ dân theo nghề làm trống, giảm khá nhiều so với thời gian trước. Nhiều người dân làm trống trước đây đã chuyển đi nơi khác hoặc chuyển nghề. Nguyên nhân nghề làm trống ngày một ít thu nhập là do mặt hàng này không tiêu thụ được nhiều, chỉ bán thời vụ. Trước đó chúng tôi cũng đã thành lập hợp tác xã làm trống để kết nối giúp người dân tuy nhiên hiện nay đã tan rã vì họ còn làm nhỏ lẻ và theo hộ gia đình. Khó khăn nhất hiện tại vẫn là đầu ra cho các sản phẩm".

Tập Thỏa
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem