Bạn đọc hỏi: Gia đình tôi đang có 1 mảnh đất nông nghiệp có diện tích 2 ha, giờ gia đình đang có nhu cầu tách thửa đất này.
Vậy cho tôi hỏi là đất nông nghiệp có tách thửa được không? Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp như thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thì không quy định về việc diện tích tổi thiểu đối với đất nông nghiệp. Như vậy, có thể hiểu là việc tách thửa đất nông nghiệp là tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng ở địa phương đó.
Tuy nhiên Quyết định cá biệt riêng của một số UBND tỉnh của từng địa phương thì có quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất nông nghiệp.
Hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp
Về trình tự thủ tục tách thửa đất nông nghiệp được quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ; về quyền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai (nếu có).
Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực; trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, tặng cho.
Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập 1 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
Nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân...
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới;
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới trong trường hợp được uỷ quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho thửa đất mới trong trường hợp không được uỷ quyền;
Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới, trừ trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền;
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận được ký; cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất gửi bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.