Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với đàn ông lạ trước đêm tân hôn

Thứ ba, ngày 03/08/2021 07:08 AM (GMT+7)
Shangrila là vùng đất tiểu Tây Tạng của Trung Quốc. Đến Shangrila du khách sẽ khám phá được nét văn hóa độc đáo cùng sắc cảnh thiên nhiên như chốn tiên thần. Nơi đây không chỉ có phong cảnh hùng vĩ từ núi rừng cao nguyên mà còn là nơi bắt đầu của thế giới người Tây Tạng huyền bí
Bình luận 0

Thiên phú cảnh sắc thần tiên tại tộc Tây Tạng Vân Nam

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 1.

Shangrila- Vùng đất tiểu Tây Tạng ở Trung Quốc. (Ảnh: Youtebe)

Shangrila nằm ở độ cao 3200m. Vùng đất này sở hữu nền văn hóa đa dạng và đặc sắc của nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, có tuổi đời hơn 1.300 năm. Đây là một trong số ít khu vực tập trung sinh sống của hầu hết người Tây Tạng từ lâu đời mà vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Nơi đây cũng được chia làm 2 phần là khu phố cổ và khu phố mới. Châu tự trị Địch Khánh nằm giữa ba tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và khu tự trị Tây Tạng nên có một sự giao thoa văn hóa vô cùng độc đáo, nhưng chiếm chủ yếu vẫn là người Tây Tạng với hơn 80% trong tỉ lệ dân số.

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 2.

Phố cổ Shangrila-nơi giao thoa văn hóa. (Ảnh: Youtebe)

Hổ khiêu hiệp (Khe hổ nhảy)

Hổ Khiêu Hiệp hay còn gọi là Khe hổ nhảy, là một hẻm núi và danh thắng được hình thành trên dòng sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử. Nó nằm về phía Bắc của thành phố Lệ Giang khoảng 60km, trong địa phận tỉnh Vân Nam ở phía Tây-Nam Trung Quốc. Đây là một phần của Di sản thế giới Tam Giang Tịnh Lưu được UNESCO công nhận. Có độ sâu tối đa từ đỉnh núi xuống dòng sông Kim Sa là 3.790m. Hổ Khiêu Hiệp là một trong số những hẻm núi sâu nhất và ngoạn mục nhất trên thế giới.

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 3.

Hổ khiêu hiệp- hẻm núi đẹp nhất Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Youtebe)

Đến đây, du khách có thể mua vé 45 NDT (160.000 đồng) để xuống ngắm dòng nước chảy siết hung tợn qua những vách đá cao khiếp đảm. Tiếng gầm của dòng thác, tiếng gió mạnh qua khe núi là một cảnh tượng ngoạn mục hiếm nơi nào có.

Một vài lưu ý cho khách khi đến đây là tránh đi vào mùa mưa đỉnh điểm (tháng 8, 9), bởi tình trạng lũ quét và nước dâng khó đoán, du khách phải đi bộ xuống bờ thác khá cao và dốc đứng, khi đi ngược lên sẽ rất mệt đối với những ai có sức khỏe kém bền.

Bạch Thủy Đài

Bạch Thủy Đài cũng là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo mà rất nhiều du khách dễ bỏ qua, đó là một khe trước trắng tinh khôi như những tinh thạch lấp lánh. Đài Bạch Thủy cách Shangrila 100km, nằm dưới chân của núi tuyết Haba, phía Bắc của làng Haba nơi có đặc trưng văn hóa của người Nạp Tây. Có xe buýt xuất phát từ bến xe khách Shangrila một ngày có hai chuyến từ 9 giờ và 12 giờ. Thời gian mất 3 tiếng đồng hồ, mỗi người mất 30 NDT (100.000 đồng). Giá vé tham quan ở đây là 30 NDT (100.000 đồng).

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 4.

Bạch Thủy Đài- nơi thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. (Ảnh: Youtebe)

Núi tuyết Mai Lý

Mai Lý tuyết sơn là một dãy núi ở huyện Đức Khâm, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dãy núi này nổi tiếng ở với khung cảnh "nhật chiếu kim sơn," hay là một buổi bình minh trong vắt khi ánh sáng vàng rực rỡ của mặt trời mới mọc chiếu lên bề mặt phủ đầy tuyết của đỉnh núi, ánh vàng gặp tuyết trắng như tấm gương phản xạ lại mặt người tạo nên một khung cảnh mỹ lệ, những đỉnh núi nhìn như những tấm gương vàng mà cũng như đang phát sáng.

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 5.

Bình minh trên đỉnh núi Mai Lý Tuyết Sơn. (Ảnh: Fanhoka)

Đỉnh núi cao nhất trên dãy núi này là đỉnh Kawagebo cao 6.740m, hiện vẫn chưa có ai leo tới đỉnh. Núi tuyết Mai Lý có hơn 20 đỉnh núi với tuyết bao phủ vĩnh cửu, bao gồm 6 đỉnh cao trên 6.000m. Phần cao nhất của dãy là ở phía Bắc, mặc dù Kawagebo nằm ở trung tâm. Kawagebo là một trong những ngọn núi thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng, như là ngôi nhà của các vị thần của Phật giáo ở Tây Tạng trú ngụ.

Với nhiều điểm đến "hút hồn" khách du lịch, Shangrila là lựa chọn của nhiều khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Cái tên Shangrila còn có một ý nghĩa là "giai điệu cao vút" bởi vì những bài hát khỏe khoắn, mang đầy tính chất hoang dại của người Tây Tạng. Những bài hát này thường ca ngợi hình ảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ tráng lệ của nơi đây, tôn thờ những món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân sinh sống tại Shangrila. Những giai điệu của bài hát thường gửi gắm một ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, một nơi mà phật pháp bảo vệ che trở cho những người con mộc mạc và anh hùng.

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 6.

Dân tộc Tạng với nhiều nét văn hóa có một không hai trên thế giới. (Ảnh: Fanhoka)

Người Tây Tạng với phong tục cô dâu đêm tân hôn phải ngủ với 20 người đàn ông để tích lũy kinh nghiệm phòng the

Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng, người Tây Tạng tại Vân Nam còn nổi tiếng với những phong tục và văn hóa đặc trưng. Nổi bất trong số đó có thể kể đến là phong tục mai táng của người Tây tạng: thiên táng, thụ táng.

Thiên táng, hay còn gọi là điểu táng, đây là hình thức mai táng dành cho những người dân thường ở Tây Tạng hoặc những người giàu có. Đây là hình thức mai táng phổ biến, như một cách con người dâng cơ thể mình cho những loại sinh linh đói khát để giúp đưa linh hồn mình về nơi tốt hơn hoặc có cuộc sống tốt hơn khi đầu thai trở lại.

Tiên cảnh tại Shangrila và tục lệ cô dâu Tây Tạng ngủ với 20 người đàn ông trước đêm tân hôn - Ảnh 7.

Quan niệm của người Tây Tạng cô dâu trước khi lấy chồng phải ngủ với ít nhất 20 người đàn ông để tích lũy kinh nghiệm phòng the cho mình. Một đám cưới của người Tây Tạng đang được diễn ra với sự chúc phúc của gia đình (Ảnh: Fanhoka)

Thụ táng là hình thức mai táng cổ xưa kỳ dị của người Tây Tạng còn duy trì đến ngày nay, thường được tiến hành đối với những đứa trẻ dưới 1 tuổi. Người ta dùng muối ăn và bơ quết vào tay, mắt, miệng rồi quấn thi thể của đứa trẻ bằng chăn hoặc tã, đặt vào một chiếc giỏ tre hay thùng gỗ. Sau khi chọn được giờ tốt, người nhà sẽ mang giỏ này vào trong rừng, chọn một cây lớn cành lá xum xuê rồi treo lên làm nơi an nghỉ cho đứa trẻ chết yểu. Trong suốt quá trình nghi lễ diễn ra, cha mẹ của đứa trẻ hoàn toàn không được tham gia vào.

Ngoài những phong tục mai táng kỳ lạ dân tộc Tạng còn có một phong tục không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới, đó là cô dâu trước khi lấy chồng phải ngủ với ít nhất 20 người đàn ông để tích lũy kinh nghiệm phòng the cho mình. ... Do đó, các cô gái sẽ gật đầu chấp nhận người đầu tiên hỏi cưới mình dù đó không phải là chàng trai mà họ yêu thương.


Hoàng Hoài (Youtebe: Fanhoka)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem