Tiền rẻ ồ ạt lướt sóng đầu cơ ở các tài sản rủi ro

Mẫn Nhi Thứ sáu, ngày 09/04/2021 07:00 AM (GMT+7)
Tiền rẻ đang không đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà lướt sóng đầu cơ ở các tài sản rủi ro, nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản, trong khi nền kinh tế thực có thể thiếu vốn. Điều này có thể gây áp lực cho việc tăng lãi suất trở lại và khiến các bong bóng tài sản nổ tung.
Bình luận 0

Chứng khoán khát vốn

Thời gian gần đây, truyền thông rộ tin một số công ty chứng khoán (CTCK) huy động vốn từ khách hàng, thông qua các sản phẩm hợp tác đầu tư hay tiền gửi tiết kiệm. Một số dịch vụ này thậm chí được tích hợp sẵn trong các ứng dụng giao dịch trực tuyến cung cấp cho khách hàng khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán, dù theo quy định các CTCK không được phép nhận tiền gửi từ khách hàng.

Lãi suất ngân hàng giảm sâu, dòng tiền bí bách tìm nơi lãi suất cao bất chấp rủi ro - Ảnh 1.

VNI-Index vừa vượt đỉnh mọi thời đại đầu tháng 4/2021

Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt 1 năm qua. Nhu cầu vay vốn kinh doanh chứng khoán của khách hàng ngày càng gia tăng. Các CTCK cũng đang trong cảnh khát vốn hơn bao giờ hết.

Khi dòng tiền không chạy vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ chăm chăm lướt sóng đầu cơ ở các tài sản rủi ro, nguy cơ tạo ra các bong bóng tài sản, trong khi nền kinh tế thực có thể đối mặt với việc bị thiếu vốn. Chẳng những vậy, việc giá các tài sản leo thang có thể tác động xấu lên lạm phát, kéo theo áp lực lãi suất tăng trở lại. Khi đó chi phí vay vốn của nền kinh tế cũng sẽ đắt đỏ hơn, các động lực mở rộng sản xuất và đầu tư cũng vì đó mà suy yếu.

Thống kê cho thấy dư nợ cho vay - chủ yếu là cho vay margin - trên toàn thị trường đầu quý 1/2021 vào khoảng 90.000 tỷ đồng và là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay.

Trong quý 1 vừa qua, giao dịch trên toàn thị trường tiếp tục lập kỷ lục mới dẫn tới tình trạng liên tục "nghẽn lệnh", do đó dư nợ margin trên thị trường quý 1 và các quý sau (sau khi khắc phục hệ thống) tiếp tục lập những đỉnh cao mới có lẽ là điều không quá bất ngờ.

Các CTCK có vốn nước ngoài thời gian qua liên tục tăng vốn khủng nhờ nhận được sự tài trợ hùng hậu từ các tập đoàn mẹ. Trong khi đó, các CTCK trong nước năng lực cạnh tranh phần nào bị hạn chế khi không có được nguồn vốn dồi dào để đáp ứng nhu cầu vay margin của khách hàng. Có lẽ vì vậy mà một số CTCK buộc phải tìm kiếm thêm nguồn vốn tài trợ thông qua huy động vốn từ các khách hàng cá nhân, khi mà việc vay vốn từ ngân hàng bị hạn chế theo các quy định hiện nay.

Lãi suất thấp và dòng chảy tiền rẻ

Lãi suất tiền gửi tại các nhà băng giảm sâu trong thời gian qua và hiện đang ở mức đáy trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Trong đó gửi tiền tại các CTCK là một trong những lựa chọn được các nhân viên của các CTCK tư vấn, với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng từ 1-1,5%/năm tùy theo kỳ hạn.

Đáng lưu ý là ngoài hình thức đầu tư này, dòng tiền gửi ngân hàng khi rút ra còn chạy vào hàng loạt các kênh đầu tư khác. Chứng khoán đã vượt đỉnh, thị trường bất động sản tại các địa phương nóng sốt trở lại, giá các loại tiền ảo tăng vọt,… là những dấu hiệu thể hiện xu hướng đầy bất ổn này. Rõ ràng trong kỷ nguyên tiền rẻ tràn ngập như hiện nay, dòng tiền đang chạy vào các kênh tài sản với hy vọng mang lại lợi nhuận nhanh nhất và cao nhất.

Lãi suất ngân hàng giảm sâu, dòng tiền bí bách tìm nơi lãi suất cao bất chấp rủi ro - Ảnh 3.

Tiền rẻ - lãi suất thấp có thể không chạy vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ chăm chăm lướt sóng đầu cơ ở các tài sản rủi ro

Điều này có thể mang lại những rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế. Khi dòng tiền không chạy vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ chăm chăm lướt sóng đầu cơ ở các tài sản rủi ro, nguy cơ tạo ra các bong bóng tài sản, trong khi nền kinh tế thực có thể đối mặt với việc bị thiếu vốn. Chẳng  những vậy, việc giá các tài sản leo thang có thể tác động xấu lên lạm phát, kéo theo áp lực lãi suất tăng trở lại. Khi đó chi phí vay vốn của nền kinh tế cũng sẽ đắt đỏ hơn, các động lực mở rộng sản xuất và đầu tư cũng vì đó mà suy yếu.

Lãi suất tăng cũng có thể khiến các bong bóng tài sản này sớm vỡ tung. Khi đó nền kinh tế thực cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và có thể phải mất một thời gian dài mới có thể phục hồi, khi niềm tin của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp đã bị vụn vỡ.

Đó là những rủi ro mà nền kinh tế và các chính sách quản lý phải đối mặt nếu không kịp thời có những giải pháp hạ nhiệt các thị trường tài sản, kiểm soát chặt chẽ các kênh đầu tư, các hình thức kêu gọi góp vốn trái quy định pháp luật.

Về phần mình, các nhà đầu tư một khi đã rót tiền vào các tài sản với hy vọng "đánh nhanh thắng nhanh" và bất chấp rủi ro, hoặc chưa hiểu thấu đáo các kênh đầu tư mà mình đang tham gia, việc đối mặt với các rủi ro và thiệt hại là phải dè chừng. Tình trạng bơm thổi giá các tài sản, đất đai hay nhiều mã cổ phiếu có thể khiến nhiều người mang ngậm lấy trái đắng nếu rót tiền sai thời điểm và không kịp rút ra.

Đơn cử như việc các CTCK đang huy động tiền gửi từ các cá nhân là vi phạm quy định về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và do đó nếu rủi ro xảy ra thì nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm khi không được pháp luật bảo hộ. Hoặc nếu là hình thức hợp tác đầu tư thì CTCK sẽ không cam kết trả lãi suất cố định vì có thể bị thua lỗ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán vốn là nơi có biến động rất lớn, trường hợp CTCK bị thua lỗ thì người gửi tiền có thể không nhận được tiền lãi hay thậm chí khả năng mất khả năng thanh toán.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem