Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2021: Bỏ lại Vietcombank, VPBank không còn “bét bảng”

Huyền Anh Thứ ba, ngày 06/04/2021 09:01 AM (GMT+7)
Thống kê biểu lãi suất tiết kiệm cao tại các ngân hàng tháng 4/2021, Eximbank hiện vẫn là nhà băng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất với 8,4%/năm. Sau khi tăng lãi suất, VPBank bỏ lại Vietcombank và không còn là nhà băng đứng “bét bảng” về lãi suất gửi tiết kiệm.
Bình luận 0

Bỏ lại Vietcombank, VPBank phải nhà băng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy của 30 ngân hàng ngày 6/4 cho thấy, các ông lớn ngân hàng bao gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank vẫn duy trì biểu lãi suất gửi tiết kiệm vốn đã được triển khai từ trước đó.

Hiện mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ghi nhận được là 5,6%/năm được triển khai tại ngân hàng Agribank, BIDV và Vietinbank.

Riêng Vietcombank có biểu lãi suất khác biệt hơn so với 3 ngân hàng còn lãi. Phạm vi lãi suất tại kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng giao động từ 2,9%/năm đến 5,3%/năm.

Trong đó lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất được nhà băng này niêm yết ở mức 5,5%/năm áp dụng tại kỳ hạn 12 tháng. Đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trên thị trường hiện nay.

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2021: Bỏ lại Vietcombank, VPBank không còn là nhà băng “bét bảng” - Ảnh 1.

Bỏ lại Vietcombank, VPBank phải nhà băng có lãi suất gửi tiết kiệm thấp nhất thị trường

Đáng chú ý, trong những tháng liền trước, VPBank luôn là ngân hàng đứng "bét bảng" và lãi suất tiết kiệm (duy trì ở mức 5,5%/năm), tuy nhiên kể từ tháng 3/2021, ngoài VPBank, Vietcombank là ngân hàng có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất chỉ ở mức 5,5%/năm.

Đến nay, trong biểu lãi suất cập nhất mới nhất kể từ ngày 4/4, VPBank đã chính thức bỏ lại Vietcombank, khi tăng lãi suất tiết kiệm từ mức cao nhất là 5,5%/năm của tháng 3/2021 lên 5,7%/năm.

Ngoại trừ VPBank tăng lãi suất tiết kiệm, thống kê cho thấy không ít nhà băng đã hạ mức lãi suất gửi tiết cao nhất trong tháng 4 vừa qua và mức lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay phổ biến ở mức dưới 7%/năm.

Cụ thể, trong số 30 ngân hàng được thống kê có tới 25 ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất dưới 7%, trong đó 5 nhà băng ghi nhận lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất dưới 5 % là Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và VPBank.

Chỉ có 5 ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất trên 7%, trong đó mức cao nhất thuộc về Eximbank với 8,4%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay.

Một số ngân hàng hạ lãi suất tiết kiệm cao nhất tại quầy từ mức trên 7% vào đầu tháng 3 xuống chỉ còn 6,6% - 6,85%/năm như SCB; Kienlongbank, Oceanbank.

Dòng tiền "chảy" vào ngân hàng đang chậm lại

Trong khi lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng vẫn chưa tăng nhiệt, dòng tiền chảy vào ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 19/3/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 0,54%. Nếu so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm chưa có dịch bệnh) thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp đáng kể (huy động vốn vào thời điểm 20/3/2019 tăng 1,72%).

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2021: Bỏ lại Vietcombank, VPBank không còn là nhà băng “bét bảng” - Ảnh 3.

Lãi suất thấp, dòng tiền "chảy" vào ngân hàng đang chậm lại

Theo các chuyên gia, lãi suất quá thấp, trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản tăng mạnh, khiến dòng tiền có dấu hiệu chảy từ ngân hàng sang các kênh này.

Chẳng hạn, 3 tháng đầu năm tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với lĩnh vực bất động sản, số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tín dụng cho bất động sản tăng 2,13% là tăng nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế nói chung.

Ở phương diện ngân hàng thương mại, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV cho hay, trong 2 tháng đầu năm, tín dụng của ngân hàng này giảm 0,87%, nhưng huy động vốn giảm tới 2,5%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Tú, là ảnh hưởng của Covid-19 và yếu tố chu kỳ.

Chia sẻ về chính sách điều hành lãi suất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, tại thời điểm cuối tháng 3, lạm phát tăng khá thấp. Dư nợ tín dụng đang có chiều hướng tích cực. Do đó, điều hành chính sách lãi suất thời gian tới ưu tiên tiếp tục duy trì sự ổn định.

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc, cũng phải cảnh giác với những dấu hiệu tác động của kinh tế thế giới (như giá nguyên liệu được dự đoán tăng 30% trong năm nay) hoặc một số lĩnh vực khác, kể cả việc dịch chuyển giữa các dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang thị trường trái phiếu, thị trường vốn hoặc thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản…

Vì vậy, NHNN sẽ điều hành chính sách lãi suất một cách hợp lý. Nếu như những chỉ số đó tích cực thì NHNN sẽ tiếp tục giảm cho cả lãi suất huy động và cho vay. Một mặt vẫn yêu cầu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung hạn chế, giảm bớt những chi phí tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho doanh nghiệp và người dân trong cả năm 2021, trước mắt là những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn đến huy động vốn tại các ngân hàng giảm mạnh do lãi suất tiền gửi đang rất thấp, trong khi đó lạm phát ở Việt nam đang ở mức cao hơn so với khu vực.

Chẳng hạn Trung Quốc lạm phát 2%, Phillipines và Indonesia lạm phát 2,5%, thế giới lạm phát trung bình cũng chỉ ở mức 2%. Còn Việt Nam, lạm phát năm vừa qua là hơn 3,2%, mục tiêu năm nay cũng là phấn đấu dưới 4%.

Các chuyên gia dự báo, áp lực lạm phát có thể cao hơn so với năm ngoái. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải điều hành thận trọng lãi suất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem