Chi tiết học phí các trường đại học lớn ở Hà Nội năm 2022

Tào Nga Thứ ba, ngày 09/08/2022 14:28 PM (GMT+7)
Mức học phí của các trường đại học ở Hà Nội năm 2022 được báo Dân Việt cập nhật chi tiết và chính xác.
Bình luận 0

Học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2022

1. Học phí Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Học phí Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đối với khóa nhập học năm 2022 (K67), học phí của năm học 2022-2023 dự kiến như sau:

Các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành).

Các chương trình ELITECH: 35 đến 40 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10), và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí khoảng 60 triệu đồng/năm học.

Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 42 - 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).

Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ).

Lộ trình tăng học phí từ 2020 đến 2025: mức tăng trung bình khoảng 8%/năm học và không vượt quá mức 10%/năm học đối với từng chương trình đang triển khai đào tạo để phù hợp lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo vào học phí đến năm 2025.

Tổng hợp chi tiết học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2022  - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hưng

2. Học phí Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Học phí Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau: Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học.

Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ.

3. Học phí Học viện Ngân hàng

Học phí Học viện Ngân hàng dự kiến cho năm học 2022 - 2023 như sau:

Các chương trình đào tạo đại trà (sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng): Học viện Ngân hàng áp dụng theo Nghị định Số 81/2001/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ về việc quy định cơ cấu thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khối ngành III (Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế): 12,5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành V (Công nghệ thông tin): 14,5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành VII (Ngôn ngữ Anh, Kinh tế): 12 triệu đồng/năm học.

Chương trình đào tạo chất lượng cao (sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng): 32,5 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ (Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng Đại học trường Đại học CityU, Hoa kỳ cấp).

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam là 345 triệu đồng, trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Hoa Kỳ thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác (khoảng 600 triệu đồng).

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh (sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng đại học của Đại học Sunderland, Anh cấp).

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng (bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng), trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác (khoảng 350 triệu đồng).

Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là khoảng 58,5 triệu đồng.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Coventry, Vương quốc Anh (Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học của Đại học Coventry, Anh cấp).

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng (bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng), trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác (khoảng 450 triệu đồng).

Chương trình cử nhân định hướng Nhật Bản (sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng): 27 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

4. Học phí Học viện Tài chính

Học phí năm 2022 của Học viện Tài chính như sau:

Học phí chương trình Chất lượng cao là 45 triệu đồng/năm. Học phí chương trình Chuẩn là 15 triệu đồng/năm. Học phí có thể tăng hoặc giảm theo từng năm nhưng không vượt quá 10% so với năm trước đó.

Ngoài ra, thí sinh học tập, rèn luyện tốt có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập của Học viện và của các đơn vị đối tác.

5. Học phí Trường Đại học Ngoại thương

Học phí Trường Đại học Ngoại thương năm học 2022-2023 được công bố như sau:

Đối với chương trình đại trà là 20 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến là 40 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm.

Học phí các chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản,chương trình Kế toán – kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí của các chương trình này được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

6. Học phí Trường Đại học Thương mại

Theo đề án tuyển sinh của Đại học Thương mại, học phí đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 như sau:

Học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 23 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp: từ 31,25 triệu đồng đến 33,49 triệu đồng/năm học theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.

Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 23 triệu đồng/năm học.

7. Học phí Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đối với các chương trình đào tạo tuyển sinh trong năm 2022

Bậc đại học hệ chính quy hệ chuẩn có mức học phí như sau:

Ngành Quản trị Thương hiệu (138 tín chỉ, khối ngành III): Mức thu học phí theo tháng là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên. Mức thu học phí theo tín chỉ là 720.000 đồng/tín chỉ.

Ngành Quản trị Tài nguyên Di sản (142 tín chỉ, khối ngành III): Mức thu học phí theo tháng là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên; Mức thu học phí theo tín chỉ là 700.000 đồng /tín chỉ.

Ngành Quản lý Giải trí và Sự kiện (142 tín chỉ, khối ngành III): Mức thu học phí theo tháng là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên. Mức thu học phí theo tín chỉ là 700.000 đồng /tín chỉ.

Ngành Quản trị Đô thị thông minh và bền vững (144 tín chỉ, khối ngành III): Mức thu học phí theo tháng là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên. Mức thu học phí theo tín chỉ là 690.000 đồng /tín chỉ.

Bậc sau đại học hệ chuẩn

Thạc sĩ (khối ngành IV): 2,430 triệu đồng/tháng/học viên.

Tiến sĩ (khối ngành IV): 4,05 triệu đồng/tháng/nghiên cứu sinh.

Về phương thức thu Khoa tổ chức thu học phí theo học kỳ đối với bậc đào tạo đại học và theo năm học đối với bậc đào tạo sau đại học.

8. Học phí Trường Đại học Dược Hà Nội

Năm 2021, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng áp dụng học phí là 1,430 triệu đồng/tháng đối với sinh viên hệ đại học chính quy. Đến năm học 2022-2023, nhà trường đã thông báo mức thu thay đổi như sau:

Đối với hệ đại trà, ngành Dược học áp dụng mức thu học phí 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm. Ở hệ chất lượng cao, mức học phí được Trường Đại học Dược Hà Nội công bố là 45 triệu đồng/năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem