Triều đại duy nhất trên thế giới không có hôn quân, trải qua 10 đời hoàng đế đều trị quốc rất tốt!
Triều đại duy nhất trên thế giới không có hôn quân, trải qua 10 đời hoàng đế đều trị quốc rất tốt!
Thứ bảy, ngày 12/12/2020 07:15 AM (GMT+7)
Triều đại duy nhất trong lịch sử thế giới khi cả 10 vị hoàng đế đều vô cùng cần chính. Chưa từng có một vị hoàng đế nào vì mê mải chốn hậu cung mà thường xuyên quên việc triều chính. Trong thời đại quyền lực của vua là độc nhất, đây là chuyện rất hiếm gặp.
Trong thời cổ đại khi hoàng đế trị vì đất nước, bất kỳ ai bị coi là "hôn quân" đều không thể dẫn dắt quốc gia dài lâu, ngược lại họ chỉ mang tới nguy cơ và sức phá hoại nền tảng tốt từ các triều đại trước là vô cùng lớn. Chúng ta từng đọc được trong sử sách về một Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) suốt ngày rượu chè bê tha, bất tài lại bị thao túng nên cuối cùng cũng tự tay hủy hoại đế chế nhà Tần. Một Tống Huy Tông mặc dù rất có tài nghệ thuật nhưng lại không thể đảm nhiệm tốt vai trò của một vị hoàng đế, không thể là chỗ dựa của lão bách tính, cuối cùng trải qua "biến động kinh hoàng" khiến triều đại Bắc Tống sụp đổ.
Thời cổ xưa, việc đánh giá một vị hoàng đế có tốt hay không chủ yếu dựa vào việc vị hoàng đế đó có cần chính hay không. Cần chính ở đây được hiểu là chăm chỉ làm việc, bất kể ngày đêm, thường xuyên xem xét chính sự, quan tâm quốc thái dân an. Rất ít hoàng đế có thể chịu được gánh nặng này. Nhưng vào thời nhà Thanh, đó là một ngoại lệ.
Bắt đầu từ Hoàng Thái Cực cho đến thời Quang Tự, mười vị hoàng đế trị vì đều vô cùng cần chính. Chưa từng có một vị hoàng đế nào vì mê mải chốn hậu cung mà thường xuyên quên việc triều chính. Trong thời đại quyền lực của vua là độc nhất, đây là chuyện rất hiếm gặp. Vậy tại sao nhà Thanh có thể làm được như vậy, hoàng đế vì sao luôn cần chính đáng ca ngợi?
Nguyên nhân sâu xa có lẽ nên khởi nguyên bắt đầu từ nền giáo dục hoàng gia của triều đại nhà Thanh. Mặc dù nhà Thanh là một chính quyền do dân tộc thiểu số thành lập, nhưng họ luôn ngưỡng mộ văn hóa nhà Hán. Khi Hoàng Thái Cực ở quan ngoại, ông đã phái người từ Liêu Đông đi tìm một học giả tên là Cung Chính Lục (Gong Zhenglu) để dạy học cho các hoàng tử. Vào thời điểm đó, Hoàng Thái Cực cũng đã thành lập một học viện gọi là "Hoằng Văn viện"(Hongwenyuan) để dạy các hoàng đế, hoàng thân và vương tử học tập.
Ngoài những việc này, Hoàng Thái Cực còn nhờ người dịch những cuốn sách như "Tứ thư", "Lục thao" và "Tam lược" để các quan đại thần cùng đọc. Hoàng Thái Cực tin rằng giáo dục là một vũ khí quan trọng để hoàng tộc củng cố quyền cai trị của họ. Sau khi tiến vào trung nguyên, hoàng đế nhà Thanh vẫn rất coi trọng việc giáo dục hoàng gia.
Nền giáo dục của hoàng tộc nhà Thanh đã hình thành một hệ thống được lưu truyền sau một thời gian dài đào tạo và nâng cao. Vào thời điểm đó, nhà Thanh được chia thành hai thể chế. Một cái là Thượng thư phòng và một là nam thư phòng.Thượng thư phòng chuyên để dạy học các hoàng tử. Nam thư phòng dành cho hoàng đế. Vào thời nhà Thanh, yêu cầu đối với hoàng tử rất nghiêm ngặt. Khi sáu tuổi, họ được gửi đến thượng thư phòng để học sách.
Các hoàng tử phải thức dậy từ canh năm để chuẩn bị (tương đương 3-4 giờ sáng hiện tại). Về cơ bản không có thời gian nghỉ ngơi trong suốt cả năm. Nội dung học tập của các hoàng tử này cũng rất nhiều, từ kinh thư đến cưỡi ngựa bắn cung, tiếng Mãn, tiếng Hán và cả tiếng Mông Cổ đều phải học.
Cách giáo dục hoàng tử này của triều đại nhà Thanh tất nhiên rất có lợi cho việc đào tạo ra một người thừa kế xuất sắc. Nhưng quan trọng hơn, cách giáo dục giống nhau giữa các vị hoàng tử cũng khiến cho hoàng đế có nhiều lựa chọn người thừa kế tuyệt vời cho ngai vàng.
Ngoài tầm quan trọng của giáo dục hoàng tộc, nhà Thanh, với tư cách là người đến sau, đương nhiên phải học hỏi được những nguyên nhân thất bại của triều đại trước. Theo quan điểm của nhà Thanh, sự suy tàn vào giữa và cuối triều đại nhà Minh là do nhiều hoàng đế bắt đầu buông lỏng chính sự, thậm chí có những hoàng đế không quan tâm triều chính trong hai mươi năm, dẫn tới tình trạng hoạn quan tham chính, dân chúng khốn khổ, thiên hạ loạn lạc.
Nhà Thanh cảm thấy rằng nếu muốn tránh tình trạng của nhà Minh, thì hoàng đế nên cần mẫn chính sự để tránh nguy cơ bị vong quốc. Để đạt được mục tiêu này, nhà Thanh đã thiết lập rất nhiều quy tắc, chế độ triều chính để giúp hoàng đế có thể nắm chắc quyền lực trong tay của mình. Ví dụ, hoạn quan (thái giám) không được can thiệp việc triều chính, không được rời cung, thiết lập quân cơ binh mã …
Hệ quả của cách làm này là toàn bộ việc nước, bất kể lớn hay nhỏ, đều phải do chính tay hoàng đế xử lý. Đây là một công việc cường độ rất cao. Theo ghi chép lịch sử, Hoàng đế Ung Chính đã bận rộn suốt cả năm trong tình trạng xử lý công việc từ sáng tới tối khuya không có nghỉ ngơi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.