Vấn nạn "xe dù bến cóc": Doanh nghiệp vận tải muốn sự công bằng, chuyên gia hiến kế (Bài 2)

Nhóm PV Thứ năm, ngày 12/10/2023 09:09 AM (GMT+7)
Nhiều ý kiến lo ngại về việc Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh có nguy cơ "bùng nổ" xe khách chạy xuyên tâm, xe dù bến cóc trở lại.
Bình luận 0

Vấn nạn "xe dù bến cóc": Sửa luật và nỗi lo chồng chéo, cơ chế xin cho. Nguồn: Dân Việt

Lo ngại "bùng nổ" xe khách chạy xuyên tâm, xe dù bến cóc

Như Dân Việt đã thông tin, về việc vấn nạn "xe dù bến cóc": Sửa luật và nỗi lo chồng chéo, cơ chế xin cho, khi Bộ GTVT dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Tại dự thảo Bộ GTVT đề xuất phân cấp cho Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh; Thống nhất với sở GTVT đầu tuyến bên kia để thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh; Cập nhật danh sách mạng lưới tuyến trên phần mềm quản lý tuyến vận tải cố định của Bộ GTVT.

Đề xuất nêu trên khiến cho nhiều người lo ngại về việc phân cấp, phân quyền cho Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến vận tải cố định. Khi đó, Sở GTVT các tỉnh tự quyết định về cấp phép, quản lý hoạt động vận tải hành khách cố định có nguy cơ "bùng nổ" xe khách chạy xuyên tâm, xe dù bến cóc trở lại.

Đề xuất Sở GTVT xây dựng mạng lưới tuyến vận tải cố định, nỗi lo xảy ra "mua bán lốt" (Bài 2) - Ảnh 2.

Anh Trương Đức Lai, Tổ phó quản lý xe nhà xe Đức Phát chạy tuyến Thanh Hoá – Hà Nội. Ảnh: TA

Trao đổi với PV Dân Việt, Anh Trương Đức Lai, Tổ phó quản lý xe nhà xe Đức Phát chạy tuyến Thanh Hoá – Hà Nội cho rằng: "Hiện, có nhiều xe dù chạy lòng vòng, xuyên tâm vào trong thành phố để đón trả khách ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính đón trả khách tại hai đầu bến xe được Cơ quan quản lý cấp phép".

"Xe dù chạy xuyên tâm chủ yếu là xe không có uy tín, không được cấp lốt vào bến xe, xe hợp đồng, xe limousine "trá hình" chạy lòng vòng đón trả khách ở trong nội đô, tiềm ẩn nhiều nguy gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông khi dừng xe đột ngột để đón trả khách", anh Lại nhận định.

Anh Lai kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền, can thiệp mạnh mẽ hơn nữa để mang lại giá trị tốt nhất cho những nhà xe có uy tín. Xe dù chạy xuyên tâm vào thành phố gây ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông cần xử phạt nặng theo quy định của pháp luật.

Đồng quan điểm, Anh Phan Văn Giáp, Quản lý nhà xe An Phú Quý, tuyến Hà Nội – Vinh mong rằng, cơ quan chức năng có phương án ngăn chặn "xe dù bến cóc". Nếu để bùng phát xe dù bến cóc sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đang kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật, doanh nghiệp ngày càng khó khăn.

Đề xuất Sở GTVT xây dựng mạng lưới tuyến vận tải cố định, nỗi lo xảy ra "mua bán lốt" (Bài 2) - Ảnh 3.

Xe khách đón trả khách trên đường Phạm Hùng gần bến xe Mỹ Đình. Ảnh: TA

Trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo một bến xe trên địa bàn TP.Hà Nội cho biết, Bộ GTVT đề xuất Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh mà không đề cập tới nội dung tại quyết định số 927/QĐ-BGTVT của Bộ Trưởng Bộ GTVT ban hành ngày 15/5/2022 danh mục chi tiết mạng lưới vận tải tuyến cố định liên tỉnh, đang gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Vị này cho hay, tại Quyết định 927 của Bộ GTVT về công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh đã quy định rõ nguyên tắc bố trí luồng tuyến theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây, nghĩa là xe chạy các tỉnh phía Bắc vào bến Mỹ Đình, xe đi các tỉnh phía Nam vào bến Giáp Bát.

Đề xuất tại dự thảo Nghị định rất dễ gây hiểu lầm khi thực hiện và có thể sẽ xảy ra tình trạng, sở GTVT sửa đổi, thay đổi luồng tuyến theo ý mình, không theo nguyên tắc xây dựng luồng tuyến tại Quyết định 927.

Đề xuất Sở GTVT xây dựng mạng lưới tuyến vận tải cố định, nỗi lo xảy ra "mua bán lốt" (Bài 2) - Ảnh 4.

Lực lượng CSGT kiểm tra hoạt động vận tải của xe khách trên đường Phạm Hùng, gần bến xe Mỹ Đình. Ảnh: TA

Lo ngại xảy ra tiêu cực "mua bán lốt"

Cũng trao đổi với PV Dân Việt, Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận định, việc quản lý các xe kinh doanh vận tải hành khách rất phức tạp và cần phải đối thoại với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để làm rõ các quy định.

"Hoạt động kinh doanh vận tải có nhiều góc cạnh khác nhau, địa phương sẽ quản lý theo hướng của địa phương", ông Liên chia sẻ.

Đề xuất Sở GTVT xây dựng mạng lưới tuyến vận tải cố định, nỗi lo xảy ra "mua bán lốt" (Bài 2) - Ảnh 5.

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên. Ảnh: NVCC

Ông Liên lấy ví dụ: Xe khách từ tỉnh này đi qua tỉnh khác đều phải xin ý kiến đi qua tuyến đường của địa phương đó, nếu không được đồng ý sẽ không được đi qua. Như vậy, nếu để các Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh sẽ rất phức tạp.

Do đó, Bộ GTVT phải là cơ quan quản lý nhà nước đứng ra xây dựng điều chỉnh danh mục tuyến cố định. Nếu để địa phương làm việc này, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thậm chí doanh nghiệp, người dân phải chạy đi nhiều cửa để xin giấy tờ, sẽ có nguy cơ xảy ra tiêu cực "mua bán lốt".

Ông Liên cho rằng: "Bộ GTVT phải chủ trì xây dựng, điều chỉnh phân luồng tuyến vận tải liên tỉnh cố định, có như vậy mới bớt giảm đi các thủ tục và hạn chế việc doanh nghiệp phải chạy đi nhiều cửa để xin lốt, xin luồng tuyến".

Cũng theo ông Liên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải làm thế nào để dẹp được nạn "xe dù, bến cóc" thì mới kéo được hành khách, xe khách vào bến; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; không để ngân sách nhà nước bị thất thu.

Góp ý về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội thông tin tới báo chí: "Chúng tôi nhất trí quản lý xe hợp đồng theo hướng đề xuất tại Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP".

Đối với xe khách tuyến cố định, Thiếu tá Long cho rằng, hiện CSGT Hà Nội vẫn quản lý xe chạy theo đúng các hướng tuyến mà Hà Nội đã phê duyệt, triển khai từ tháng 1/2017. Việc Hà Nội giữ nguyên mạng lưới vận tải tuyến cố định liên tỉnh như hiện nay là cần thiết, tránh để giao thông Thủ đô thêm áp lực khi xe khách chạy xuyên tâm.

Để giảm ùn tắc cho thủ đô và tránh xe chạy xuyên tâm, từ tháng 1/2017 UBND TP. Hà Nội yêu cầu các xe phải phân luông theo đúng hướng tuyến Đông – Tây – Nam – Bắc.

Cụ thể, các tuyến của tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe: Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng sẽ chuyển về bến xe Nước Ngầm.

Các tuyến của các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đang hoạt động tại các bến Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa sẽ chuyển về bến xe Mỹ Đình.

Các tuyến của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) đang hoạt động tại các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm sẽ chuyển về bến xe Yên Nghĩa.

Các tuyến của các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn đang hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây chuyển về bến xe Gia Lâm

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem