Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Như Dân Việt thông tin, hàng loạt cây xanh lâu năm bị bỏ mặc dẫn đến tình trạng chết khô, héo úa sau khi Công ty Cổ phần Beepro đánh chuyển từ đường Kim Mã để thực hiện dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.
Năng lực thực sự của công ty Beepro?
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hưng (1966, trú tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội) phản ánh về việc Công ty Cổ phần Beepro (gọi tắt là công ty Beepro) là đơn vị thực hiện di dời 106 cây xanh trong dự án Nhổn - Ga Hà Nội "biến mất", chưa trả tiền thuê đất và công chăm sóc hơn 100 cây xanh trong nhiều năm.
Không chỉ ông Hưng, mới đây anh Trương Văn Đức (34 tuổi trú tại Văn Giang, Hưng Yên) cũng kêu cứu vì khoản nợ gần 1 tỷ đồng cho việc đánh chuyển hơn 100 cây xanh tại Kim Mã về Đa Tốn chưa được công ty Beepro thanh toán. Khoản nợ này khiến anh và gia đình lao đao, lâm cảnh khốn cùng.
Theo lời anh Đức, năm 2016 anh nhận được lời kết nối làm việc với ông Trần Vương Long để di chuyển hàng cây tại Kim Mã.
Sau khi nhận lời, anh Đức cùng ông Long và ông Trần Nam Mừng (Chỉ huy trưởng công trường cây xanh Kim Mã) khảo sát thực tế số cây xanh tại đường Kim Mã. Khi khảo sát xong, ông Long cho biết phương án đánh chuyển, chăm sóc cây trong vòng 1 năm cho xanh tốt.
"Tôi là người hạch toán, tư vấn chi phí cho anh Long từ những thứ nhỏ nhất đến cả vệ sinh mặt đường sau khi đánh chuyển. Còn phương pháp chăm sóc, đến địa điểm tôi cũng chỉ định cho anh Long tham khảo để tiện công tác đánh chuyển.
Hợp đồng cả bao thầu và chăm sóc có giá 1 tỷ 450 triệu đồng, coi như tất cả. Anh Long khoán trắng cho tôi hết, hợp đồng được kí chính tại vị trí công ty ở thùng container như báo đưa tin đó", anh Đức nhớ lại.
"Hệ thống kĩ thuật, máy móc là của tôi, bên Công ty Beepro không có gì cả. Bên đó chỉ cử người giám sát trong quá trình làm. Tôi không làm việc với Thành phố, cũng không làm việc với Sở Xây Dựng chỉ biết làm với anh Long thôi. Việc máy móc của tôi thì chưa thấy ai từ phía Thành phố hay Sở Xây dựng về kiểm tra cả", anh Đức khẳng định.
Cũng theo anh Đức, việc thi công hàng cây tại thành phố Hà Nội rất gian truân, bên thì cáp ngầm, bên thì điện, chưa kể hạ cành, đào bầu đòi hỏi vận chuyển không được phép sơ sẩy. Máy móc đánh chuyển cây có máy múc nhưng chủ yếu là thủ công, bằng sức người.
Bán nhà, trốn nợ vì cây
Mỗi lần anh Đức giục bên Công ty Beepro trả tiền thì ông Long cho ứng mỗi lần một ít. Sau 4 lần ứng anh Đức nhận được 500 triệu đồng. Còn sau đấy không nhận được một nghìn nào, ông Long lấy lí do là thành phố không thanh toán, giờ gọi cũng không nghe.
"Tin tưởng vào Công ty Beepro xong công ty "lặn mất tăm" không thấy đâu cả, bà con lối xóm suốt ngày đến nhà đòi nợ và chửi tôi thôi.
Họ bảo tôi lấy được tiền, tỷ nọ, tỷ kia mà không chi trả cho bà con. Rồi tiền máy móc, tiền công nhân, tôi buộc phải đi vay để trả", anh Đức nói.
Đến nay, anh Đức phải gán nhà để trả nốt tiền máy móc mình thuê đơn vị ngoài.
Đến bây giờ, gia đình anh Đức phải đi ở thuê nhà để ở. Đến thời điểm hiện tại vẫn còn nợ hơn 200 triệu đồng.
Theo anh Đức, số cây xà cừ tại Đa Tốn còn dùng được, dùng tốt. Bây giờ tập trung vào phục hồi, đánh chuyển ra những nơi phù hợp như công viên hoặc khoảng đất rộng thì những cây này rất đẹp, tạo bóng mát và cả màu xanh cho thành phố.
Phóng viên Dân Việt cũng đã liên hệ với anh Nhân (công nhân lái máy cẩu hơn 100 cây tại dự án Kim Mã), anh Nhân xác nhận mình là người tham gia cẩu hàng cây đó, và đến nay anh Đức vẫn đang nợ số tiền là 150 triệu đồng.
Phóng viên Dân Việt cũng liên hệ được với ông Trần Nam Mừng (Chỉ huy trưởng công trường cây xanh Kim Mã), bản thân ông Mừng xác nhận việc Công ty Beepro có kết hợp cùng anh Đức để đánh chuyển cây xanh.
"Bên Đức là đối tác, chúng tôi thuê Đức làm công việc chúng tôi không có người làm. Tôi chỉ biết, thành phố giao chúng tôi quản lý một năm, đánh chuyển và sau này di dời thì chăm sóc thêm một năm nữa.
Thành phố chưa có lệnh di chuyển thì nó vẫn nằm đấy, việc Ban lãnh đạo công ty làm việc với thành phố như nào thì tôi không rõ. Còn tiền lúc tôi đang làm thì tôi còn chuyển tiền theo định kì, sau đó tôi cũng không rõ", ông Mừng nói.
Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.