Vụ lừa đảo, rửa tiền xảy tại Công ty địa ốc Alibaba: Các bị hại sẽ có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Vụ lừa đảo, rửa tiền xảy tại Công ty địa ốc Alibaba: Các bị hại sẽ có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Chinh Hoàng
Thứ hai, ngày 01/08/2022 11:55 AM (GMT+7)
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty địa ốc Alibaba dự kiến diễn ra vào tháng 8 tại TAND TP.HCM. Toà đã gửi thông báo đến các bị hại về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa.
Nguồn tin của Dân Việt cho biết, TAND TP.HCM đã ra thông báo đến bị hại trong vụ án địa ốc Alibaba về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa xét xử.
Trong đó, Tòa án thông báo các bị hại được biết quyền, nghĩa vụ của mình liên quan vụ án và đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản đến tòa án.
Theo thông báo, vụ án địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty CP địa ốc Alibaba) và đồng phạm dự kiến xét xử vào tháng 8/2022.
Thành phần HĐXX gồm: thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa, thẩm phán Phạm Viết Hùng và 3 hội thẩm nhân dân là ông Lê Giáo, ông Huỳnh Trường Sơn và bà Võ Thị Nam. Đại diện Viện KSND TP.HCM là các kiểm sát viên Lê Thị Đông, Phạm Văn Hiền và Châu Hoàng Sơn.
Trong quá trình điều tra, một số bị hại trong vụ án đã được CQĐT ghi nhận ý kiến, yêu cầu đối với vụ án. Tuy nhiên, một số bị hại vẫn chưa có yêu cầu cụ thể với đối với vụ án.
Do vụ án có tính chất phức tạp với số lượng đương sự đặc biệt lớn, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại, TAND TP.HCM đề nghị bị hại có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề sau:
Có đồng ý với HĐXX nêu trên? Có thay đổi ai trong thành phần HĐXX?
Trình bày ý kiến, yêu cầu đối với vụ án (đối với bị hại chưa trình bày ý kiến, yêu cầu tại giai đoạn điều tra) hoặc ý kiến, yêu cầu mới (nếu có).
Các bị hại trực tiếp tham gia phiên tòa hay ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa và việc ủy quyền phải theo thủ tục ủy quyền đúng quy định pháp luật. Trường hợp bị hại vắng mặt phải có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt và trình bày ý kiến, yêu cầu của mình.
Các bị hại trực tiếp tự bảo vệ hay nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình? Trường hợp nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đề nghị bị hại nộp các thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật.
Tòa án cũng đề nghị các bị hại trong vụ án phải gửi văn bản trình bày ý kiến, yêu cầu của mình đến TAND TP.HCM chậm nhất đến hết 17h ngày 31/8/2022.
Sau khi hết thời hạn, nếu các bị hại không có ý kiến gì đối với các vấn đề nêu trên, TAND TP.HCM sẽ căn cứ theo quy định pháp luật để giải quyết vụ án. Quá trình xét xử vụ án, HĐXX sẽ không đề cập các yêu cầu trong phần thủ tục và quá trình giải quyết vụ án địa ốc Alibaba tại phiên tòa.
Ngoài ra, TAND TP.HCM cũng cung cấp cho các bị hại trong vụ án những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 62, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, các bị hại trực tiếp tham gia phiên tòa hay ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa và việc ủy quyền phải theo thủ tục ủy quyền đúng quy định pháp luật. Trường hợp bị hại vắng mặt phải có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt và trình bày ý kiến, yêu cầu của mình.
Tòa án cũng đề nghị các bị hại trong vụ án phải gửi văn bản trình bày ý kiến, yêu cầu của mình đến TAND TP.HCM chậm nhất đến hết 17 giờ ngày 31/8.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.