Vụ nhảy sông tự tử sau khi bị đòi nợ: Fe Credit nói gì?

Thúy Lê Thứ hai, ngày 29/06/2020 15:50 PM (GMT+7)
Nhân viên của Fe Credit không đến nhà khách hàng Tâm để đòi nợ. Ngoài ra, hai đối tác được Fe Credit chuyển giao hỗ trợ thu hồi nợ 2 hợp đồng nêu trên cũng khẳng định không thực hiện việc cử người đến nhà khách hàng đe dọa và đòi nợ như thông tin đã đăng tải.
Bình luận 0

Đó là thông tin được Công ty tài chính Fe Credit phát đi sau khi sự việc khách hàng vay tiêu dùng của Fe Credit là ông Lê Thành Tâm (quận Gò Vấp, TP.HCM) nhảy sông tự tử sau khi bị một nhóm côn đồ đến đòi nợ.

Fe Credit cho biết, khách hàng Lê Thành Tâm có 2 hợp đồng vay tại công ty với tổng dư nợ quá hạn là 51 triệu đồng.

Hợp đồng thứ nhất đang thuộc nhóm 3, nợ xấu quá hạn 257 ngàyHợp đồng thứ hai thuộc nợ nhóm 4, nợ xấu quá hạn 347 ngày.

Vụ nhảy sông tự tử sau khi bị đòi nợ: Fe Credit nói gì? - Ảnh 1.

Người đàn ông bị đòi nợ đã để lại xe máy, dép và giấy nợ rồi nhảy sông

Ngoài ra, anh Lê Thành Tâm có nợ xấu (nợ xấu nhóm 3 trở lên) tại 3 công ty tài chính khác với tổng dư nợ lên tới 83 triệu đồng (theo kết quả tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia – CIC).

“Vì khách hàng thuộc nhóm nợ xấu nên theo quy định nội bộ của công ty tài chính, nhân viên công ty không trực tiếp thực hiện thu hồi nợ mà đã chuyển qua các đối tác thu hồi nợ theo thỏa thuận với khách hàng tại hợp đồng tín dụng phù hợp với luật bảo vệ người tiêu dùng”, Fe Credit cho biết và đồng thời khẳng định, nhân viên của Fe Credit đến nhà khách hàng Tâm để đòi nợ.

“Hai đối tác được Fe Credit chuyển giao hỗ trợ thu hồi nợ 2 hợp đồng nêu trên cũng khẳng định không thực hiện việc cử người đến nhà khách hàng đe dọa và đòi nợ như thông tin đã đăng tải”, Fe Credit nhấn mạnh thêm.

Fe Credit cho biết, hiện đang đợi kết quả điều tra chính thức từ cơ quan chức năng và sẽ phản hồi ngay khi có thông tin.

Trước đó, phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về khách hàng Lê Thành Tâm (quận Gò Vấp, TP.HCM) nhảy sông tự tử sau khi bị một nhóm côn đồ đến đòi nợ.

Theo phản ánh của người nhà ông Lê Thành Tâm, năm 2018, ông Tâm có vay của một công ty tài chính số tiền 68 triệu đồng nhưng người nhà không hay biết.

Mới đây ngày 19/6, một nhóm khoảng 10 người tới nhà ông Tâm uy hiếp, hành hung, buộc người này phải trả món nợ đã vay của công ty tài chính (CTTC). Do không có tiền, ông Tâm bị các đối tượng ép đi xe máy đến trụ sở một công ty thu hồi nợ. Tại đây, nhóm đòi nợ thuê tiếp tục uy hiếp và yêu cầu viết giấy nợ trị giá 105 triệu đồng cho số tiền lãi và gốc đã vay.Ngày 21/6, người đàn ông này đã chạy xe máy lên giữa cầu Phú Long (đoạn thuộc địa phận phường Lái Thiêu, TP Thuận An, Bình Dương) nhảy xuống sông Sài Gòn tự tử. Sự việc này đã khiến cho dư luận bức xúc.

Ngày 26/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết đã có chỉ đạo Vụ, Cục liên quan thanh tra, kiểm tra làm rõ và báo cáo Thống đốc để có biện pháp xử lý. “Quan điểm của NHNN sẽ không dung túng cho các hành vi cho vay và thu hồi nợ sai trái”, lãnh đạo NHNN khẳng định.

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã yêu cầu UBND TP. HCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin “Trả nợ cho Fe Credid bằng cách tìm cái chết” và “Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ”. Nếu đúng như nội dung đã phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7/2020.

Trường hợp của ông Lê Thành Tâm dù vẫn đang trong quá trình điều tra nhưng cũng đủ cơ sở để đặt dấu hỏi về tính minh bạch và sự lành mạnh của hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem