Vụ Temu: Đại biểu lo hàng hóa giá rẻ nước ngoài đang tìm cách triệt tiêu hàng sản xuất trong nước
Vụ Temu: Đại biểu lo hàng hóa giá rẻ nước ngoài đang tìm cách triệt tiêu hàng sản xuất trong nước
Nguyễn Tuyền
Thứ bảy, ngày 26/10/2024 13:08 PM (GMT+7)
Thảo luận tại tổ ngày 26/10 về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu đánh giá tác động của sàn thương mại bán hàng gái rẻ đối với doanh nghiệp, người tiều, đồng thời có phản ứng chính sách để hạn chế tiêu cực.
Hàng giá rẻ nước ngoài đang triệt tiêu hàng trong nước
Đại biểu Hoàng Văn Cường nhắc đến sàn thương mại điện tử Temu (Trung Quốc) thời gian gầy đây quảng cáo rầm rộ, hàng hóa giảm giá sau, có mặt hàng giảm đến 70%, rẻ so với mặt bằng.
Ông cho rằng đây là "cảnh báo lớn" rất cần quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng hiện nay. Nếu không có giải pháp kiểm soát, người tiêu dùng sẽ mua hàng qua các kênh thương mại điện tử giá rẻ, chưa được kiểm soát chất lượng, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
"Có nguy cơ hàng hóa giá rẻ triệt tiêu hàng sản xuất trong nước. Khi đó, các cửa hàng kinh doanh trong nước gặp khó khăn, sẽ phải đóng cửa khi người dân mua hàng giá rẻ qua mạng"- đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Uỷ viên Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Hoàng Văn Cường kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần hành động ngay trước vấn đề này. Theo vị đại biểu, chúng ta không thể cấm hoạt động thương mại điện tử vì đây là xu thế, và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng. Song ông đề xuất phải có giải pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa bán qua sàn thương mại điện tử.
Vấn đề kiểm soát chất lượng hàng bán qua mạng, theo ông Cường là đang bị buông lỏng. Tình trạng này đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn ở các kỳ họp trước. Ông nêu tình trạng nhiều hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhưng "đội lốt" hàng Việt Nam, có sẵn nhãn mác Việt Nam khi nhập về nước.
Đại biểu Cường đề nghị cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.
Ông Cường kiến nghị Nhà nước xem xét lại chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có giá trị nhỏ, dưới 1 triệu đồng. "Nếu hàng giá rẻ tràn lan như hiện nay thì chính sách này có còn phù hợp hay không, chúng ta cần tính toán loại. Theo tôi, cần nghiên cứu để thu thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị”, PGS Cường nêu
Mỗi tháng sàn thương mại điện tử có doanh thu gần 9 tỷ USD
Theo ông Cường, biện pháp kiểm soát hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ cũng cần tăng cường, đẩy mạnh hơn. Một giải pháp quan trọng khác được vị đại biểu đoàn TP Hà Nội đề xuất là nâng cao năng lực cạnh tranh của sàn thương mại điện tử trong nước.
Đại biểu bày to lo ngại khi hiện nay thị phần thương mại điện tử trong nước chủ yếu thuộc về các sàn thương mại điện tử nước ngoài, với trên 90%, còn các sàn trong nước rất thấp. Vì vậy, ông Cường kiến nghị cần có chính sách để xây dựng các sàn thương mại điện tử trong nước đủ sức cạnh tranh.
Cũng về vấn đề này tại thảo luận ở tổ sáng nay 26/10 về tình hình kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước, PGS, TS Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn TP.HCM cho biết thông tin giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam 9 tháng đầu năm doanh thu đạt gần 9 tỷ USD, mức 225.000 tỷ đồng.
Theo ông Ngân, son số này rất lớn và vấn đề đặt ra là làm sao phải bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Chúng ta phải có quy định hệ thống thể chế vừa phát triển theo xu hướng thương mại điện tử, vừa bảo đảm công bằng trong kinh doanh, để mọi người kinh doanh đều phải nộp thuế”, ông Ngân nói.
Theo PGS Ngân, lần này sửa đổi Luật sử đổi quản lý thuế, phối hợp bộ ngành để quản lý thu thuế đối với giao dịch điện tử, đảm bảo chất lượng hàng hoá. trong giao dịch điện tử
“Trong luật lần này sửa đổi, chúng ta nghiên cứu cụ thể kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số và các nền tảng khác được thực hiện ở nước ngoài. Nhà cung cấp nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc uỷ quyền nộp thuế hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính. Những quy định này cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bảo vệ người tiêu dùng, thị trường hàng hoá và chất lượng và môi trường kinh doanh”, PGS, TS Trần Hoàng Ngân nói.
Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt. Sàn tung ra nhiều chương trình khuyến mại, miễn phí vận chuyển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.