Xóm lồng đèn lớn nhất TP.HCM buồn hiu vì Covid-19

Phúc Minh Chủ nhật, ngày 20/09/2020 07:59 AM (GMT+7)
Xóm lồng đèn Phú Bình (quận 11, TP.HCM) những ngày cận Trung thu đã có khách đặt, nhưng lượng bán ra năm nay vẫn rất ít so với mấy năm trước do dịch Covid-19. Nhiều hộ cho hay nếu như hàng năm, họ bán được hàng nghìn, thì năm nay chỉ vài trăm chiếc.
Bình luận 0
Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 2.

Đã đầu tháng 8 Âm lịch, chỉ còn hơn một tuần nữa là Tết Trung thu, nhưng xóm lồng đèn Phú Bình nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) vẫn yên ắng, không tấp nập và nhộn nhịp như hàng năm. Quay lại xóm lồng đèn này trong mùa Trung thu năm nay, phóng viên Dân Việt phải đỏ mắt mới tìm được một vài hộ làm lồng đèn. Ngay từ đầu ngõ, số lượng cửa hàng treo bán lẻ cũng chỉ còn 1-2 điểm.

Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 3.

“Chưa năm nào, Trung thu buồn như năm nay. Dịch Covid-19 khiến ai cũng lo lắng, không được tập trung đông người để phòng dịch, vì vậy chúng tôi cũng không có đơn hàng. Các năm trước, xóm Phú Bình này cũng còn 20-30 hộ làm lồng đèn, nhưng năm nay, nhiều người lo lắng ế ẩm nên chỉ còn khoảng 10 nhà ráng duy trì thôi”, anh Nguyễn Trọng Thành nói.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 3.

Gia đình anh Thành có truyền thống làm lồng đèn gần 50 năm tại xóm Phú Bình. Cố làm giữa mùa dịch, số đơn hàng vơi đi rất nhiều nên căn nhà của anh cũng không còn lấp đầy lồng đèn như những năm trước.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 4.

“Tuy nhiên, dù sao chúng tôi cũng khá mừng bởi vài hôm trở lại đây, đã có khách đặt lồng đèn do tình hình dịch Covid-19 bớt phức tạp. Nhà tôi đang chạy đua cho vài ngày còn lại để vớt vát cả mùa Trung thu. Nếu các năm trước, đơn hàng đã tấp nập từ đầu tháng 7 Âm lịch, thì năm nay chỉ có hy vọng với 15 ngày cuối cùng này”, anh Thành tâm sự.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 5.

Anh cho biết do Covid-19 nên mùa Trung thu năm nay, anh mất hơn 50% đơn hàng so với các năm trước. Khách hàng của anh Thành thường là các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, các đơn vị tổ chức sự kiện Trung thu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, họ rất chuộng mẫu lồng đèn kích cỡ khủng. Nhưng năm nay hiếm thấy những đơn hàng như vậy.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 6.

Hiện, khách đặt lồng đèn trong những ngày này chủ yếu là các công ty, đơn vị, tổ chức tại TP.HCM với số lượng ít, mẫu mã truyền thống, kích thước nhỏ. “Có đơn hàng như vậy là chúng tôi đã rất mừng, những ngày đầu tháng 7 Âm lịch là nín thở không biết tình hình dịch ra sao, nếu phức tạp là xem như năm nay không có lồng đèn”, anh Nguyễn Trọng Bình - người em của anh Thành cũng theo nghề làm lồng đèn nói.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 7.

Năm trước, gia đình anh Thành, anh Bình có rất nhiều yêu cầu làm lồng đèn giấy bóng kính hình đèn kéo quân, ngôi sao, thậm chí lên đến 4-5m. Nhưng năm nay, đây là một trong vài chiếc lồng đèn hình thuyền “khủng” hiếm hoi mà khách đặt.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 8.

Mùa Trung thu năm nay, chị Dung - đối diện nhà anh Thành ước tính số lồng đèn bán ra chỉ bằng khoảng 1/10 những năm trước. Vì vậy, dù từ đầu tháng 8 Âm lịch, khách bắt đầu tìm đến để mua lồng đèn, nhưng chị chưa thể cảm thấy vui.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 9.

Trên trần nhà chị Dung là chi chít những chiếc lồng đèn giấy bóng kính đủ màu sắc và hình dáng. Theo thói quen những năm trước, chị thường làm sẵn một số mẫu được bán chạy nhất để khách mua là có ngay. Nhưng năm nay, đến đầu tháng 8 Âm lịch, lồng đèn vẫn còn ê hề.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 10.

“Từ giờ đến Rằm tháng 8, chỉ khi nào khách đặt, tôi mới làm, chưa năm nào như năm nay”, chị nói và chuẩn bị khung, giấy dán làm 5 lồng đèn ông sao theo yêu cầu của khách.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 11.

Gần chục hộ gia đình giữ nghề do ông bà để lại tại xóm lồng đèn Phú Bình cũng rơi vào cảnh vừa mừng vừa lo trong mùa Trung thu năm nay. Mừng vì bắt đầu đã có khách, lo vì cả mùa Trung thu năm nay, sức mua giảm mạnh, thậm chí nhiều nhà hàng năm bán hàng nghìn chiếc, nhưng năm nay chỉ được vài trăm. Họ đang cố gắng làm hết công suất trong những ngày cận Trung thu này, không dám từ chối bất cứ đơn hàng nào.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 12.

Công việc làm lồng đèn bắt đầu từ lúc vừa mở mắt dậy, làm không kịp ăn sáng, dùng vội tô hủ tiếu vào buổi trưa, người tạo khung, người vẽ màu, chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Công việc kết thúc vào giữa khuya, khi mắt không còn mở nổi.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 13.

Theo chia sẻ của các nhà, công đoạn khó khăn nhất khi làm lồng đèn là tạo khung hình. Tùy vào kiểu dáng, kích cỡ, khung có thể bằng gỗ, nan tre hay kẽm. Với những mẫu phổ biến như cá chép, ngôi sao, thuyền…, nan tre phải được vót cho thật mỏng, dẻo vừa phải để uốn cong thành các chi tiết tỉ mỉ.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 14.

Sau tạo khung, vẽ màu cũng là bước chỉ những người có nghề mới làm được. Anh Nguyễn Trọng Thành cầm cùng lúc 2 cây cọ trong tay để vẽ màu cho cá chép. Anh nói đây là bước làm cho lồng đèn có linh hồn, khi quá nhiều việc, anh có thể nhờ người khác hỗ trợ phần dán giấy bóng, nhưng vẽ màu thì anh phải chính tay thực hiện.

Ảnh: Xóm lồng đèn lớn nhất Sài Gòn buồn hiu vì Covid-19 - Ảnh 15.

Anh Nguyễn Trọng Thành cho hay dù một mùa Trung thu buồn, nhưng những ngày này, các gia đình làm lồng đèn ở xóm Phú Bình vẫn chăm chút, tỉ mỉ cho từng chiếc lồng đèn. Đây cũng là cách tạo nên tên tuổi của xóm lồng đèn hơn nửa thế kỷ này. Giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, những người Nam Định vào Sài Gòn đã mang theo nghề làm lồng đèn, rồi truyền lại cho con cháu đến ngày nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem