Siết chặt quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội

T.K Thứ tư, ngày 17/01/2018 06:00 AM (GMT+7)
Bộ LĐTBXH vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét, thẩm định dự thảo nghị định quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Bình luận 0

Bộ LĐTBXH vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét, thẩm định dự thảo nghị định quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN.

img

Ông chủ Công ty TNHH Nam Phương (TP.HCM) bỏ trốn, nợ lương và BHXH hơn 30 tỷ BHXH khiến công nhân phải “canh cửa” vì lo ngại công ty tẩu tán tài sản. Ảnh: BHXH

Theo Bộ LĐTBXH hiện nay tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH có giảm, nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều địa phương và tỷ lệ nợ vẫn còn cao. Hiện đã có quy định cho phép các DN đang còn hoạt động nợ tiền đóng BHXH có thể giải quyết quyền lợi cho những người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc thôi việc chuyển đơn vị khác; quy định về ưu tiên giải quyết các khoản nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khi DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.

Đối với trường hợp chủ bỏ trốn hoặc các DN giải thể, chấm dứt hoạt động, mà sau khi thanh lý tài sản không còn đủ tiền trả nợ BHXH, thì chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH đối với người lao động trong các đơn vị, DN này.

Để góp phần thực hiện hiệu quả công tác thu BHXH, hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ LĐTBXH cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của người lao động là cần thiết.

Theo đó, dự thảo do Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Cụ thể, đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật, thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 3, Điều 122 của Luật BHXH.

Theo dự thảo, nợ BHXH, BHYT, BHTN được phân loại như sau: Nợ chậm đóng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng; nợ đọng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; nợ kéo dài là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp đơn vị tại Khoản 4; Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem