Ngày càng có nhiều người hưởng lợi từ việc trồng cây cảnh, hoa cỏ. Tự nhiên, mọi người sẽ truyền dạy kinh nghiệm về lợi ích trồng cây cảnh cho người khác và dẫn đến sự xuất hiện phổ biến cây cảnh trong nhà như ngày nay.
Trên thực tế, tình yêu của mọi người đối với cây cảnh, hoa lá đã có từ xa xưa, khi mà mọi người tự cung tự cấp, phải trồng trọt, làm ruộng mới có ăn.
Còn ngày nay, sự phân hóa ngành nghề khiến nhiều người kiếm sống bằng nhiều cách, không còn đất để "cho đi" tình yêu của mình với cây cối nữa.
Mọi người đặt nhiệt tình của mình vào việc trồng các cây cảnh, loài hoa trong nhà, tận dụng mọi ngóc ngách, chỗ trống ở ban công, phòng khách, cửa sổ để trồng cây cảnh.
Nếu bạn yêu cây cảnh thì hãy thử trồng 4 loài cây dưới đây. Chúng đều là những cây cảnh có dáng cao, hiện đại, làm đẹp cho căn nhà bạn và còn "dẫn đầu" trong danh sách thanh lọc không khí. Hơn nữa, chúng còn có ác dụng phong thủy, chiêu tài, hút lộc cho gia chủ.
Loại cây cảnh này thường được sử dụng như một loại cây thanh lọc không khi tự nhiên và tạo độ ẩm cho gia đình.
Bạn trồng cây cảnh này trong nhà không chỉ có tác dụng lọc sạch khí, làm sạch cacbonic trong không khí và thải ra nhiều oxy hơn, khiến người sống và làm việc trong nhà cảm thấy thoải mái.
Đồng thời, vì ưa môi trường ấm và ẩm nên trong quá trình trồng cây cảnh này trong chậu, bạn cần giữ cho đất hơi ẩm trong thời gian dài. Điều này tự nhiên có thể cân bằng độ ẩm của không khí hanh khô vào mùa hè.
Vì vậy, khi trồng cây dừa cảnh trong nhà, mọi người sẽ không phải thở không khí khô hanh, cả đường hô hấp và làn da đều mạnh khỏe hơn.
Ngoài ra, cách trồng cây dừa cảnh cũng rất đơn giản. Cây cảnh này thường được trồng trong nhà ở vị trí tán xạ, đủ ánh sáng, thỉnh thoảng tưới lên lá một ít nước.
Bạn cũng nhớ phải thường xuyên lau lá sạch, không để lá bám bụi, và giữ ẩm không khí xung quanh, có vậy thì lá cây mới xanh tươi, đồng thời có thể giảm áp lực vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên rễ.
Về việc tưới nước, bạn nên để đất khô ráo trước khi tưới nước trong thời kỳ làm bầu, đến giai đoạn xuân thu khi cây đang trong thời kỳ sinh trưởng cao nhất nên bón phân hòa tan trong nước 2 đến 3 lần/tháng.
Về ý nghĩa phong thủy, cây dừa cảnh được trồng trong nhà mang ý nghĩa của sự bình yên, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay. Bên cạnh đó, cây dừa cảnh giúp các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc.
2. Cây cảnh: Hạnh phúc
Lý do cơ bản nhất khiến cây cảnh này làm mưa làm gió trên thị trường cây cảnh là vì cái tên và ý nghĩa của nó. "Hạnh phúc", đương nhiên đây là điều mong mỏi của tất cả mọi người.
Rước 1 cây hạnh phúc về nhà, mọi người thường gửi gắm mong ước vào nó và hy vọng nó sẽ lan tỏa hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Hơn nữa, cây cảnh này cũng có tác dụng thanh lọc không khí. Lá cây của nó luôn xanh tươi đầy sức sống. Do đó, việc thường xuyên ngắm những chiếc lá xanh trong nhà lúc rảnh rỗi cũng có thể giúp bạn giải tỏa mệt mỏi.
Cây cảnh hạnh phúc mọc rất cao, là loại cây cảnh lá có thể sống nhiều năm.
Cho dù chậu cây cảnh này được đặt ở đâu, nó cũng có thể kết hợp hiệu quả với phong cách ngôi nhà và nâng cao đẳng cấp cho ngôi nhà của bạn.
3. Cây cảnh: Trầu bà thanh xuân
Chậu cây nhỏ mới mua về, chúng ta chỉ nghĩ nó là cây cảnh nhỏ. Nhưng thực tế, loại cây này có thể phát triển đến chiều cao từ 2 ~ 3m.
Những chậu cây cảnh trầu bà thanh xuân không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí mà còn tiếp thêm sinh khí và cân bằng độ ẩm, giảm độ khô của không khí. Ngoài ra, cây cảnh này là một loài thực vật cho lá xanh và không đòi hỏi nhiều về môi trường sống.
Tuy nhiên, để cây cảnh này phát triển tốt thì cần được đặt trong phòng đủ ánh sáng, duy trì thông gió thường xuyên. Đồng thời, chú ý giữ ẩm cho đất khi đất khô và không tưới nước khi đất chưa khô.
Bạn cũng chỉ được sử dụng nước máy tinh khiết và nước mưa. Chỉ cần điều kiện này, trầu bà thanh xuân sẽ phát triển cao lớn và cho những phiến lá xanh tuyệt đẹp.
Hãy nhớ rằng, một môi trường ấm áp và ẩm ướt là vũ khí để đẩy nhanh sự phát triển của cây cảnh này.
Nếu bạn muốn cây cảnh trầu bà thanh xuân luôn phát triển với tốc độ cao thì nên giữ nhiệt độ môi trường xung quanh chậu cây trên 15 ° C, và độ ẩm không khí nên từ 40% ~ 60%.
4. Cây cảnh: Kim ngân
Một cây kim ngân lớn đặt trong phòng khách không chỉ thể hiện được phong thái, mà còn có tác dụng quyến rũ và làm đẹp cho ngôi nhà.
Cây cảnh kim ngân nhỏ có thể đặt trên bàn làm việc vừa bắt mắt, điều hòa không khí và cũng có thể chiêu tài, rước lộc cho bạn.
Giống như cây cảnh hạnh phúc, sở dĩ cây cảnh kim ngân có thể được ưu ái trên thị trường hoa cỏ là vì cái tên đầy ý nghĩa, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, nguồn tài lộc cứ cuộn trào.
Tất nhiên, đây cũng là cây cảnh lá, có tác dụng thanh lọc không khí cao và làm đẹp môi trường trong nhà.
Cây cảnh kim ngân có thể sống được cả trong chậu đất lẫn trồng thủy canh. Bạn có thể trồng thủy canh đối với các cây kim ngân nhỏ, có thể đạt hiệu quả làm cảnh mà lại tiết kiệm công chăm sóc.
Ngoài ra, việc đặt cây cảnh kim ngân trong nhà lâu dài còn có thể hút bụi và chất độc, giảm ô nhiễm môi trường, giúp mọi người trong nhà khỏe mạnh hơn.
Tất nhiên, điểm quan trọng nhất là việc chăm sóc cây kim ngân rất đơn giản, đặc biệt là trồng trong đất, chỉ cần đất khô thì tưới ẩm là cây có thể phát triển bình thường. Cây cảnh này cơ bản cũng không bị bệnh hoặc thu hút côn trùng.
Như vậy, trên thực tế, thực vật nói chung và cây cảnh nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người nuôi chúng và chúng cũng "nuôi" người theo cách của mình.
Tất nhiên, không phải loại cây cảnh nào cũng tốt cho sức khỏe con người. Chúng tôi khuyên các bạn nên chú ý giữ gìn sức khỏe khi chăm bón các loài hoa, cây cảnh, đừng để bị lợi ích nhỏ hay sắc đẹp nhất thời lôi kéo, phạm phải sai lầm lớn mà mua những cây độc hại về nhà.
Chẳng hạn như những cây trúc anh đào, thủy tiên vàng, hoa bỉ ngạn... dù rất đẹp nhưng có chất độc gây hại, bạn chớ mua.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.