4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen

Diệp Diệp Thứ năm, ngày 07/07/2022 06:26 AM (GMT+7)
Tháng 7 trồng cây cảnh xương rồng, bạn cần tuân thủ nguyên tắc "4 không làm" thì thân và lá xương rồng mới không bị đen, hư hỏng, mùa hè có thể thảnh thơi.
Bình luận 0

Thời tiết tháng 7 nóng bỏng, người cũng héo đừng nói gì đến cây cảnh, đặc biệt là xương rồng. Nhiều ngày nóng 39-40 độ C, nhiều nơi có thể chiên trứng trên mặt đất.

Trong khi đó, giới hạn nhiệt độ mà các cây cảnh xương rồng nói chung có thể chịu được là 30°C. Nếu nhiệt độ vượt quá 30°C, các loài xương rồng sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 1.

Giới hạn nhiệt độ mà các cây cảnh xương rồng nói chung có thể chịu được là 30°C.

Đặc biệt khi nhiệt độ môi trường tiếp tục cao hơn 35°C, các loài xương rồng thường phải đối mặt với việc lá bị bốc hơi nước và có nguy cơ tử vong cao.

Vì vậy, không dễ để nhân giống cây cảnh xương rồng từ tháng 7. Muốn đảm bảo một mùa hè an toàn thì bạn nên tránh trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7.

Còn nếu trong nhà đã có sẵn những chậu cây cảnh xương rồng thì bạn cần tuân thủ nguyên tắc "4 không làm" để giúp cây cầm cự đến mùa thu mát mẻ.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 2.

Muốn đảm bảo một mùa hè an toàn thì bạn nên tránh trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7.

1. Không để cây cảnh xương rồng trong phòng quá oi bức.

Đặc điểm khí hậu của mùa hè là thời tiết khắc nghiệt và nóng nực, độ ẩm cao. Môi trường oi bức hoặc ẩm ướt không có lợi cho sự tồn tại bình thường của các loài xương rồng.

Vì vậy nếu bạn muốn cây cảnh này thoát khỏi nguy cơ thối rữa vì bị "nung chín" trong chính nhưng chiếc lá và thân chứa nước của chúng thì bạn cần đảm bảo rằng môi trường chúng sinh sống phải thông thoáng, mát mẻ.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 3.

Không để cây cảnh xương rồng trong phòng quá oi bức.

Hệ thống thông gió đa năng có thể thúc đẩy sự lưu thông thông suốt của không khí, đảm bảo hàm lượng oxy trong không khí duy trì ở mức cao và ổn định độ ẩm khô của không khí. Ngoài ra giúp tản nhiệt không cần thiết ở một mức độ nhất định.

Chúng tôi khuyến cáo những người bạn trồng cây cảnh xương rồng vào mùa hè nên cố gắng đặt các chậu xương rồng vào một phòng thông thoáng, khô ráo, không có ánh sáng gắt chiếu vào.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 4.

Đặt cây cảnh xương rồng trong phòng mát mẻ, thoáng khí

2. Kiểm soát không cho cây cảnh xương rồng nhiều nước

Có hai cách chính để bổ sung nước cho cây cảnh xương rồng. Một là đất nơi rễ cây sống và hai là không khí để hơi ẩm ngấm vào lá. Tuy nhiên, khi độ ẩm của không khí liên tục cao hơn độ ẩm của đất, các rễ mọng nước sẽ mất dần chức năng và nhiều rễ "trên không" (không nằm trong đất" sẽ mọc trên thân cây!

Các rễ mọc trên thân không có lợi mà làm tăng khả năng chết rễ dưới đất, khiến các loài xương rồng chết dần.

Vì vậy, khi trồng cây xương rồng, chúng ta không chỉ phải cân bằng độ ẩm của đất và không khí mà còn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời lượng nước cần thiết cho sự tồn tại của cây xương rồng.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 5.

Kiểm soát không cho cây cảnh xương rồng nhiều nước

Nói chung vào mùa hè, do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và môi trường khí hậu, các loài cây cảnh xương rồng sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông, nhu cầu về nước của chúng sẽ thấp hơn.

Do đó, bạn phải lưu ý tưới nước cho cây cảnh này rất ít. Thường đợi đất thật khô thì tưới 1 lần thật đẫm.

Ngoài ra, nếu lá cây cảnh mọng nước nhẵn, chúng ta có thể phun một ít sương mù nước lên chúng để tản nhiệt và tăng tốc độ phục hồi của cây cảnh.

Nếu lá cây xương rồng có lông thì bạn không những không được vẩy nước lên lá để hạ nhiệt và bổ sung nước mà còn phải hết sức lưu ý khi tưới hàng ngày, không để nước bắn và đọng trên lá.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 6.

Bạn phải lưu ý tưới nước cho cây cảnh này rất ít.

Cụ thể như cây xương rồng tay gấu (Bear’s Paw) với nhiều lông trên bề mặt lá, nếu lá bị đọng nước, ở môi trường nhiệt độ cao thì các giọt nước giống như bị "đun sôi" và nấu chín lá. Cây cảnh chắc chắn sẽ chết.

3. Không bón phân cho cây cảnh xương rồng trong tháng 7

Như đã nói ở trên, loài xương rồng không thể chịu được sự hành hạ của nhiệt độ cao và sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông! Ngay cả khi nó không ngủ đông, tốc độ phát triển của nó cũng chậm như rùa bò.

Do đó, bổ sung các loại phân bón khác nhau để thúc đẩy sự phát triển vào lúc này sẽ giết chết sự sống của chúng.

Đặc biệt khi tưới nước, bạn nên sử dụng nước máy hoặc nước mưa ở nhiệt độ phòng, đã phơi trong vòng 2 ngày hãy tưới cho cây cảnh xương rồng vào lúc này.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 7.

Không bón phân cho cây cảnh xương rồng trong tháng 7

Nguyên nhân là nước mưa mùa hè có sấm sét, rất giàu nitơ và nước có tính axit yếu. Khi được tưới vào đất, nó không chỉ có thể làm giàu chất dinh dưỡng mà còn làm giảm độ mặn của đất, kích thích xương rồng phát triển.

Tuy nhiên, vào lúc này lại là "đòn chí mạng" của cây cảnh xương rồng đang ngủ đông.

4. Không nhặt lá già cho cây cảnh xương rồng vào tháng 7

Khi nhiều người trồng cây cảnh xương rồng, hoặc các loại hoa và cây khác, để giữ cảnh quan của chậu cây ở trạng thái tốt nhất, họ thường trực tiếp cắt bỏ những lá già khi nhìn thấy chúng.

Ngay cả đại đa số mọi người đều nghĩ rằng việc loại bỏ lá già một cách kịp thời là để tránh tiêu hao trao đổi chất không cần thiết, tốt cho cây cảnh.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 8.

Không nhặt lá già cho cây cảnh xương rồng vào tháng 7

Trên thực tế, mặc dù lá già không thể tiếp tục quang hợp để tổng hợp sắc tố và chất dinh dưỡng, nhưng lượng dinh dưỡng mà chúng chuyển hóa và tiêu thụ không thể so sánh với lá còn xanh tươi và tác động đến bản thân cây cảnh gần như bằng không.

Vì vậy, việc bạn hái hay không hái lá vàng ít ảnh hưởng đến cây. Tuy nhiên, khi nuôi cây cảnh xương rồng vào mùa hè, bạn nên cố gắng không hái lá vàng.

Nguyên nhân, những lá già mọng nước không xuất hiện triệu chứng bệnh và côn trùng xâm nhập, chúng không những tránh được hiện tượng thối, mất nước của các chồi trên “thân cây” do ảnh hưởng của thời tiết nóng bức.

4 nguyên tắc trồng cây cảnh xương rồng trong tháng 7, tuân thủ thì thân và lá không bị thối đen - Ảnh 9.

Đồng thời, bạn nhìn vào lá già của cây xương rồng để đánh giá tình trạng của cây và có biện pháp chăm sóc hợp lý.

Nhìn chung, tốc độ già của lá già nhanh, nghĩa là trạng thái cây ngủ ngày càng nhiều, không nên cung cấp quá nhiều nước hay bón phân. Tốc độ già của lá già rất chậm, điều này có nghĩa là cây vẫn phát triển liên tục và cần được tưới nước đúng cách.

(Theo Sina)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem