Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An

Nguyễn Thị Thu Hiền Thứ hai, ngày 15/02/2021 07:01 AM (GMT+7)
Mùng một tết Tân Sửu 2021, cả nhà tôi viếng thăm Hội An – Quảng Nam – di sản thế giới. Thật bất ngờ cả khu phố đều vắng bóng người.
Bình luận 0
Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An - Ảnh 1.

Hầu hết cửa hàng đều đóng cửa, treo bảng bán hoặc cho thuê, khi không còn đủ sức căng mình bám trụ, có vài shop mở cửa nhưng chẳng có khách nào viếng thăm. Hội An năm nay không hề có không khí tết. Những năm trước, ngày tết Hội An đông đến mức các con phố đều đông nghẹt người, vậy mà năm nay vắng đến mức không thể tưởng tượng nổi.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng, nơi gia đình tôi đang sinh sống khoảng 30 km về phía Nam. 

Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hội An là nơi có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch, là nơi thu hút du khách năm châu. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An - Ảnh 3.

Theo thống kê, đầu năm 2020 lượng du khách đến tham quan Hội An trung bình khoảng 8.000-9.000 lượt khách mỗi ngày, chỉ giảm khoảng 10% so với trước. Điều này cho thấy, Hội An vẫn là điểm đến an toàn, thân thiện với du khách trong nước và quốc tế vào thời điểm đấy.

Vậy mà khi Covid quay lại Việt Nam lần thứ ba, Hội An không phải vùng dịch nhưng lại bị ảnh hưởng nặng hơn những thành phố khác. Dạo một vòng quanh thành phố Hội An, nhất là những con đường dọc bờ sông bình yên đến lạ, ghe du lịch trang trí rất đẹp mắt nhưng chẳng có khách đi. Không còn cảnh ồn ào, tấp nập của khách du lịch, hầu hết khách sạn, nhà hàng, quán ăn đều vắng bóng người phải đóng cửa. 

Bà Hai, chủ quán tàu hủ đá – thành phố Hội An tâm sự: "Ngày tết còn được vài khách, chứ ngày thường không một bóng người".

Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An - Ảnh 4.

Di tích Đình Cẩm Phô vắng bóng khách du lịch. Đình Cẩm Phô được xây dựng từ rất sớm và đã tu bổ lại vào năm 1817. Đình có kiến trúc kiểu chữ Quốc với phương đình 4 mái phía trước, hai bên có nhà Đông, nhà Tây nối dài với chính điện thoáng rộng. Trang trí bờ nóc, bờ hồi, chính điện cùng các con giống độc đáo được coi là mẫu mực trong khu vực. 

Khi khởi lập, đình thờ Thành Hoàng, các vị thần bảo hộ cư dân cả làng. Đến đầu thế kỷ XX, sau lần tu bổ lớn vào năm Thành Thái thứ 9 (1897) lại phối thờ các vị Tiền - Hậu hiền làng Cẩm Phô nên đình có tên là "Cẩm Phô Hương Hiền". Di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1991.

Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An - Ảnh 5.

Đông nhất ở Hội An trong dịp tết Tân Sửu là chùa Phúc Kiến. Những năm trước đông đảo người hành hương, năm nay số lượng người đã giảm đi đáng kể. Mọi người chủ yếu đi xin lộc, cầu khấn cho gia đình một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng, nhất là trong thời kỳ Covid.

Covid-19 quay trở lại lần thứ ba, uy hiếp nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hội An là một trong những nạn nhân như bao thành phố khác. Nhân dân Việt Nam luôn động viên nhau để lạc quan, cùng giữ vững tinh thần vượt qua thử thách khắc nghiệt này. 

Nhất là đội ngũ y bác sỹ và bệnh nhân phải giam mình giữa trung tâm điều trị với bốn bức tường trắng toát, sẽ bị stress bởi chứng sợ đủ thứ, không có tinh thần thép, thì khó lòng vượt qua. Dịch đã đến rồi phải đi, cuộc sống lại tiếp diễn. Việt Nam đã rất thành công khi quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn, thành công trong chống dịch... Cả thế giới đang nhìn Việt Nam, tất cả mọi người dân đều cố gắng ăn tết thời covid trong an toàn và lạc quan...  

Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid": Tết vắng vẻ ở Hội An - Ảnh 6.

Hội quán Ngũ Bang Số 64 Trần Phú – thị xã Hội An. Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.

                    

Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi "Ăn Tết thời Covid" gồm:

1 Giải Nhất trị giá 5 triệu đồng và Giấy chứng nhận.

2 Giải Nhì mỗi giải trị giá 3 triệu đồng và Giấy chứng nhận.

3 Giải Ba mỗi giải trị giá 2 triệu đồng và Giấy chứng nhận.

5 Giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng và Giấy chứng nhận.

Thể thức cuộc thi viết:

- Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email thoisu@danviet.vn (hoặc số điện thoại: 0903.222411 để hỏi thêm chi tiết) trong thời gian 10 ngày, từ ngày 10/2 (tức 29 Tết) tới hết ngày 20/2 (tức mồng 9 Tết Nguyên đán Tân Sửu). Các bài viết thuộc thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.

- Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ăn Tết thời Covid" của báo Dân Việt", trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng (trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất).

- Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem