Bài phát biểu về lịch sử ngày 8/3 ngắn gọn, súc tích và ấn tượng

Yến Linh (tổng hợp) Thứ ba, ngày 05/03/2019 20:00 PM (GMT+7)
Bài phát biểu ôn lại lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là một phần không thể thiếu trong buổi lễ Mít – tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Trong ngày 8/3/2019, nên chuẩn bị bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ thế nào để ngắn gọn, súc tích và ấn tượng?
Bình luận 0

Bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là sơ lược tóm tắt về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của người phụ nữ trên thế giới và Việt Nam.

Bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị khách quý cùng toàn thể các anh chị em về dự buổi lễ Mít – tinh kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chúc đến toàn thể quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất.

Thưa quý vị, thưa tất cả các chị em thân mến.

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 có từ những năm cuối của thế kỷ 19 và năm 2019 là tròn 108 năm kỷ niệm.

Nguồn gốc của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 được bắt đầu từ những cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột lao động dã man của bọn tư bản đối với phụ nữ và trẻ em trong các nhà máy xí nghiệp.

Đầu tiên là cuộc biểu tình của nữ công nhân ngành dệt tại 2 thành phố Chicago và New-York (Mỹ) vào ngày 8.3.1899. Cuộc biểu tình nhằm yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm của công nhân ngành dệt may.

Cuộc biểu tình đã bị đàn áp thẳng tay, bọn tư bản đã bắt bớ và đuổi việc nhiều chị em nhưng với tinh thần đoàn kết và bền bỉ đấu tranh của mình, chị em đã buộc bọn tư bản phải nhượng bộ. Từ thắng lợi đó, tháng 2.1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh với sự tham gia của khoảng 3000 chị em. Cuộc Mít – tinh rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

img

Bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là một phần không thể thiếu trong buổi lễ Mít – tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ảnh minh họa. I.T

Những thắng lợi của phụ nữ ở nước Mỹ trở thành động lực, nguồn cổ vũ cho phong trào phụ nữ đứng lên đấu tranh trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.

Ngày 26 và 27.8.1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới.

Năm 1975 Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ 1975.

Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8.3 là Ngày của Liên Hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.

Trải qua 4 Hội nghị thế giới về Phụ nữ, nội dung hành động của phụ nữ thế giới chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Điều này được thể hiện rõ qua 2 văn kiện quan trọng là "Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".

Từ năm 1997, Việt Nam phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Điều đặc biệt vào ngày 8/3 cũng chính là ngày kỷ niệm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại bọn Bắc thuộc đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.

Cuộc chiến thắng lợi, các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn Bà Trưng Trắc lên làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

Suốt chiều dài lịch sử thế giới và đất nước, chúng ta không thể phủ nhận rằng phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giờ đây, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ mang ý nghĩa là ngày vì Nữ quyền mà còn là dịp để đấng mày râu thể hiện tình yêu thương, lòng yêu mến, kính trọng với một nửa thế giới.

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, tôi xin kính chúc một nửa thế giới mãi xinh đẹp, hạnh phúc và thành công. Chúc cho buổi lễ Mit - tinh diễn ra thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

* Bài viết về "Bài phát biểu về lịch sử ngày 8/3 ngắn gọn, súc tích và ấn tượng" mang tính chất tham khảo.

Clip bài hát những người phụ nữ tôi yêu" dành tặng đến những người phụ nữ - 1 nửa thế giới nhân ngày Quốc tế phụ nữ. By

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem