Bản sắc người lính “bộ đội cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế
Bản sắc người lính “bộ đội cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế
L. Anh
Chủ nhật, ngày 22/12/2024 11:19 AM (GMT+7)
Rời xa khói lửa bom đạn, trong thời bình, những người lính vẫn giữ vững truyền thống anh hùng “vì dân phục vụ”, tiếp tục chiến đấu nhưng trên một chiến trường đặc biệt khác. Đó là chiến trường kinh tế, nơi họ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều sự quan tâm cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, được thể hiện qua từng bức thư, bài nói, bài viết. Trong đó, phải kể đến bức thư Bác gửi cho giới Công thương Việt Nam ngày 13/10/1945, thời điểm không lâu sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bác viết: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân đang phải cố gắng nỗ lực để giành lấy hoàn toàn nền độc lập, thì giới công thương cũng phải cố gắng nỗ lực để xây dựng nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng. Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau.
Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong cuộc kiến thiết này…".
Trong đó, phải kể đến đội ngũ doanh nhân đặc biệt là những người lính. Lúc chiến tranh gian khó, người lính cầm súng ra mặt trận, chiến đấu vì nền độc lập dân tộc, nêu cao tinh thần "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh".
Đến nay, trong thời bình, người lính vẫn giữ gìn bản sắc, khoác trên mình màu xanh áo lính nhưng mang sứ mệnh trên mặt trận kinh tế. Và Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) là một trong những gương mặt tiêu biểu trong các doanh nghiệp quân đội.
Giữ gìn bản sắc người lính cần cù, vượt khó
Xuất phát từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp quân đội trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập, ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại thời điểm đó, MB đối mặt với vô vàn khó khăn khi số vốn thành lập vỏn vẹn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Đặc biệt, phương tiện làm việc là gói gọn trong 5 chiếc máy tính cũ.
Với bản chất của người lính là cần cù, tiết kiệm, từ cơ sở nghèo nàn ban đầu ấy, những người lính MB đã biết chắt chiu, nương tựa vào nhau, vào bạn hàng đối tác để vượt khó và đi lên, khẳng định vị thế của mình.
Bằng chứng là, dữ liệu thống kê của PV Dân Việt cho thấy, từ mức lợi nhuận hơn 3.000 tỷ đồng vào năm 2014, kết thúc năm 2023, MB báo lãi trước thuế đạt 26.306 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 15,7%, MB đã tạo khoảng cách khá xa với các ngân hàng cổ phần khác.
Dữ liệu thống kê kết quả kinh doanh của MB 10 năm qua. Biểu đồ: Dân Việt t/h.
Năm nay, lũy kế 9 tháng, lãi ròng của MB đạt 16.569,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 16.008,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Kết thúc quý 3/2024, tổng tài sản hợp nhất của MB đạt 1.028.819 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2023 đưa MB góp mặt trong nhóm doanh nghiệp có tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng.
Các chỉ số về hiệu quả và an toàn của MB duy trì ổn định với ROA và ROE hợp nhất lần lượt ở mức 2,24% và 21,37%, trong đó, với riêng ngân hàng, ROA đạt 2,30%; ROE đạt 22,71%.
Đáng chú ý, trong 10 năm khó khăn đầu tiên, MB vẫn đóng góp cho ngân sách nhà nước 30 tỷ đồng, giai đoạn 2004-2014 là 700 tỷ đồng, và năm 2024 đóng góp khoảng 9.000 tỷ đồng – bình quân tăng trưởng khoảng 30,5%/năm.
Đối với hoạt động an sinh xã hội, năm 2014, MB đóng góp 46 tỷ đồng, năm 2024, con số này đạt 400 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, MB đóng góp khoảng 2.000 tỷ cho các chương trình cộng đồng.
Nhìn lại hành trình hơn 3 thập kỷ, Đại tá Lưu Trung Thái – Chủ tịch HĐQT MB không giấu được xúc động. Khi MB từ một ngân hàng với số vốn điều lệ ít ỏi, MB để lại nhiều dấu ấn khi là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997-1998, là ngân hàng cổ phần duy nhất đảm bảo cổ tức cho các cổ đông trong các thời kỳ, trở thành một hiện tượng đặc biệt trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
"MB luôn phát huy bản lĩnh, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ "đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất" và những trọng trách mà Đảng, Nhà nước, Quân đội tin tưởng giao phó", Chủ tịch HĐQT MB bày tỏ.
Tiên phong trên mặt trận kinh tế
Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, quy mô nền kinh tế nước ta hiện vẫn còn khiêm tốn, năm 2023 là 430 tỷ USD, dự kiến năm nay khoảng 460 tỷ USD. Thời gian tới, "chúng ta phải tăng tốc, bứt phá hơn nữa, quy mô phải lớn hơn 3-4 lần hiện nay", do đó sự đóng góp của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt MB là rất lớn.
Phó Thủ tướng khẳng định lại: Đây là nhiệm vụ xuyên suốt mà Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phải tập trung phấn đấu, vươn lên để trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu và tập đoàn số. MB phải chuyển đổi số mạnh mẽ, phải đi đầu trong lĩnh vực này.
Đối với ngành ngân hàng, từ năm 2017 đến nay, MB được biết đến như một trong những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số. Đề cập đến vấn đề này, Đại tá Lưu Trung Thái cho rằng, chuyển đổi số là một trong số những định hình quan trọng về chiến lược của MB. Điều này bắt nguồn từ việc MB đã tìm kiếm, phát hiện và triển khai các ý đồ về chuyển đổi số vào kỷ nguyên số.
Lãnh đạo MB chia sẻ, từ năm 2017 đến nay, MB đầu tư từ 50 đến 100 triệu USD mỗi năm cho công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số, tập trung vào các dự án như App MBBank, BIZ MBBank, MB SmartBank thay thế cho phòng giao dịch truyền thống.
"Chúng tôi hiện có hơn 2,500 chuyên gia công nghệ, chiếm 15% tổng nhân sự toàn ngân hàng. Trung bình cứ khoảng 10 giờ làm việc, tại MB lại xuất hiện một dự án công nghệ mới. MB đã giúp mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất cho khách hàng. MB duy trì tỷ lệ giao dịch thành công lên đến 99.95%, tỷ lệ khách hàng MB hài lòng CSAT (Customer Satisfaction) đạt gần 90%", ông Thái cho biết.
Hướng tới năm 2025 với những cơ hội và thách thức mới, Đại tá Lưu Trung Thái cho rằng, đây là giai đoạn mới với nhiều vận hội và thách thức đang mở ra với MB. Bằng những nền tảng vững chắc MB đang xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cả hệ thống MB sẽ chung sức chinh phục những tầm cao mới để bứt phá trong giai đoạn tới.
"Thuyền trưởng" MB khẳng định mục tiêu kiên định trở thành "Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu", với định hướng nằm trong Top 3 về hiệu quả và an toàn. MB tiếp tục tăng trưởng mạnh và bền vững, giữ vững quy mô trong nhóm đứng đầu các ngân hàng tại Việt Nam, ưu tiên phát triển bền vững, củng cố chất lượng các mặt hoạt động, đầu tư cho nguồn lực, nền tảng.
Những thành tựu chuyển đổi số của MB thể hiện rõ qua những con số "biết nói". Năm 2014, sau 20 năm hoạt động, MB có 1,8 triệu khách hàng; 10 năm sau, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024), MB thành công phục vụ 30 triệu khách hàng. Trong 10 năm nay, số lượng khách hàng của MB tăng 40%/năm. Giao dịch thanh toán đạt mức 6,5 triệu giao dịch, với 99.7% là giao dịch trên kênh số.
"Trong chiến lược phát triển dài hạn, MB chú trọng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa số và áp dụng triệt để các phương pháp làm việc mới MB1688 với các mục tiêu và định hình cụ thể, theo đó, đến năm 2026, MB sẽ phục vụ mục tiêu quy mô khách hàng là 40 triệu, doanh thu trên kênh số khoảng 50%, hướng tới mốc doanh thu 100.000 tỷ", ông Thái hé mở.
Thêm nữa, với khát vọng trở thành một Tập đoàn tài chính vững mạnh, vươn tầm quốc tế, MB cùng các đối tác là SBI Shinsei, Ageas và Muang Thai sẽ xây dựng và phát triển các công ty thành viên trở thành các công ty đứng đầu trong các lĩnh vực hoạt động. Chuyển đổi số là một trong số những định hình quan trọng về chiến lược của MB. Điều này bắt nguồn từ việc MB đã tìm kiếm, phát hiện và triển khai các ý đồ về chuyển đổi số vào kỷ nguyên số.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.