Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đề cập đến tình trạng tham nhũng, cử tri Nguyễn Thanh Vân (phường 8, quận Tân Bình), cho rằng các vụ tham nhũng đã phát hiện thời gian gần đây đều gia tăng cả về mức độ lẫn số lượng.
Dẫn chứng một số vụ việc cụ thể như chạy điểm thi ở Hòa Bình, hay vụ trục lợi qua mua bán thiết bị y tế trong mùa dịch xảy ra ở Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Vân cho rằng các vụ việc trên vẫn xảy ra do xử lý chưa nghiêm, chưa mang tính chất răn đe mạnh mẽ.
Chia sẻ về ý kiến này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng các vụ tham nhũng vẫn còn phát sinh nhưng chúng ta đã xử lý ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và đem lại kết quả tích cực hơn.
"Mặc dù mặt tích cực này cũng đáng buồn vì người có chức có quyền phải xử lý khi làm sai, hàng chục cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý đã bị xử lý từ kỷ luật, cảnh cáo, cách chức, cho đến... Đây là điều đáng buồn nhưng phải làm và có người trong Bộ Chính trị đã bị kỷ luật, Bộ trưởng, tướng lĩnh cũng bị kỷ luật. " - ông Nhân nói.
"Bản thân tôi trong Bộ Chính trị, mỗi lần xét kỷ luật đều đau lòng lắm. Có những người đi bộ đội trước cả tôi, cống hiến cho quân đội nhiều hơn tôi, có công nhưng đã vi phạm đến mức phải kỷ luật, có chứng cứ thì phải xử lý. Lãnh đạo hết nhiệm kỳ nếu vi phạm vẫn bị xử lý" - ông Nhân nói và khẳng định đã tham nhũng thì việc xử lý không có vùng cấm.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định, việc xử lý tham nhũng ngày càng mạnh hơn, để thấy rằng đã tham nhũng mà bị phát hiện thì không thoát được.
Ông Nhân cho biết thêm, tham nhũng được phát hiện qua nhân dân, thanh tra kiểm tra và sắp tới sẽ làm quyết liệt hơn nữa.
Cụ thể, ở TP.HCM có Quy định 1374 của Ban Thường vụ Thành ủy, khi có ý kiến của người dân thông qua báo chí, tiếp xúc cử tri, qua giám sát của Quốc hội, hay khiếu nại tố cáo của người dân thì cấp ủy của đơn vị có vụ việc đó phải chỉ đạo xử lý. Hai năm qua, TP.HCM xử lý hàng nghìn tin như vậy.
"Có ai chịu trách nhiệm không?", nhắc lại câu hỏi của cử tri Vân, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định có người chịu trách nhiệm, đó là người trong cuộc vi phạm và cấp ủy chính quyền các cấp chịu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng từ vụ sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong quá trình làm có sai sót và đã công bố công khải trên báo đài.
"Những sai phạm đó, cấp ủy TP.HCM, Ban cán sự đảng UBND TP có chịu trách nhiệm không? Có chịu trách nhiệm và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận. Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015 đã chịu kỷ luật khiển trách. Như vậy, tập thể lãnh đạo đã chịu trách nhiệm" - ông Nhân nói.
Ban cán sự đảng UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016 cũng bị cảnh cáo. Về cá nhân, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016 cũng bị kỷ luật cảnh cáo, một số phó chủ tịch khác chịu kỷ luật khiển trách. "Nhiệm kỳ đã qua nhưng nếu vi phạm vẫn bị xử lý" - ông Nhân nói.
Ngoài ra, các cử tri còn kiến nghị các vấn đề về giá điện, quy hoạch, sai phạm trong xây dựng. Cử tri Trần Chánh Tân (khu phố 6 phường 11) phản ánh về tình trạng giá điện đang gây bức xúc trong người dân. Theo ông Tân, hiện nay hầu như người dân không nắm được về giá điện, hóa đơn đưa bao nhiêu là phải đóng bấy nhiêu. "Đơn cử như gia đình tôi, những tháng nóng trung bình khoảng 2 triệu đồng tiền điện, tháng vừa rồi tăng đột xuất lên 3,6 triệu đồng mà không hiểu vì sao. Tôi cũng như rất nhiều người dân khác nhìn phiếu ghi tiền điện mà không hiểu gì bởi có quá nhiều mức giá, quá nhiều cách tính. Rất mong Quốc hội thống nhất một giá điện cho người dân được minh bạch, đồng thời có chế độ hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình chính sách", ông Tân kiến nghị.
Cử tri Trương Mạnh Tùng (phường 13) phản ánh về vấn đề quy hoạch hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dân số, nơi ở của người dân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép, không phép tràn lan…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.