Bộ Công Thương khởi xướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam

PVKT Thứ ba, ngày 01/12/2020 10:30 AM (GMT+7)
Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan đã mang lại “tia sáng cuối đường hầm” đối với ngành mía đường Việt Nam.
Bình luận 0

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam tại Hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới" do Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương cùng phối hợp chỉ đạo, giao cho Cục Phòng vệ Thương mại và Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức sáng nay (1/12).

Ngành mía đường không có sự cạnh tranh công bằng 

"Bộ Công Thương khởi sướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, vụ mía 2019-2020 là vụ sản xuất đầu tiên của ngành đường Việt Nam trong bối cảnh thực hiện cam kết ATIGA. So sánh với các quốc gia trồng mía chính trong khối ASEAN có thể thấy một số điểm tích cực.

Ông Lộc dẫn chứng: Về trình độ sản xuất mía, Việt Nam hoàn toàn tương đương với các nước khác trong khu vực. Thậm chí trong cùng điều kiện thời tiết không thuận lợi (khô hạn) Việt Nam vẫn có năng suất cao hơn Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về năng suất mía trong khu vực. Một số khu vực trồng mía của Việt Nam còn có mô hình sản xuất hàng đầu trong ngành mía đường thế giới với mức năng suất > 10 tấn đường/ha như vùng cù lao Dung, câu lạc bộ 200 tấn vùng Phụng Hiệp. - Về trình độ chế biến Việt Nam ở trình độ cao hơn Philippines và Indonesia.

Về trình độ sản xuất, mía của Việt Nam hoàn toàn tương đương với các nước khác trong khu vực.

"Bộ Công Thương khởi sướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết ATIGA đối với ngành đường từ 01/01/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và mức thuế chỉ 5%. Ông Lộc cho biết, ngay lập tức một khối lượng đường kỷ lục đã tràn vào thị trường Việt Nam.

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình SXXK số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884,285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước.

Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Không những thế, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma đều có xuất xứ từ Thái Lan (vì bản thân các nước này không đủ mía để sản xuất cho nhu cầu nội địa và đều nhập khẩu từ Thái Lan để có cơ sở phát chứng thư CO form D) khiến tổng đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan là 1,083,876 tấn, chiếm 97,7%. Sau 11 tháng, lượng đường nhập từ Thái Lan vào Việt Nam đã lên tới 1,3 triệu tấn.

Đáng chú ý, theo dữ liệu trên giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện từ Thái Lan vào Việt Nam chỉ có 334 USD/tấn. Ông Lộc cho rằng, giá bán đường xuất khẩu nêu trên rõ ràng không chỉ cao hơn hẳn giá đường bán trong thị trường nội địa Thái Lan mà còn thấp hơn cả chi phí mía trong đường (niên vụ 2019-2020 chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan là 9,13 mía/đường – chi phí mía trong đường là 410 USD/tấn).

"Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của loại đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam. Rõ ràng là có sự không công bằng trong cạnh tranh trong ngành mía đường. Mặc dù là một quốc gia trong ASEAN 6 và đã thực thi ATIGA từ 2010, nhưng nghị quyết của chính phủ Thái Lan vào tháng 3/2020 đã cho thấy bằng chứng về việc đường bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan, có nghĩa là không có chuyện thương mại tự do trong lãnh vực đường suốt những năm vừa qua" ông Lộc nhấn mạnh.

Bộ Công Thương khởi xướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam

Ông Lộc nhìn nhận: Một khối lượng đường kỷ lục với giá rẻ đã tràn vào và hoàn toàn làm chủ thị trường. Dưới tác động của dòng thác đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã bị dìm xuống mức thấp nhất trong khu vực, thấp hơn giá thành sản xuất. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.

Trước thực tế kể trên, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 14/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới nhằm đảm bảo điều kiện cạnh tranh công bằng cho ngành đường và nông dân trồng mía.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan.

"Động thái này ngay lập tức đã có tác động tích cực, giá đường trong nước đã hồi phục. Bộ Công Thương mới khỏi xướng điều tra thôi nhưng cũng đã mang lại "tia sáng cuối đường hầm" đối với ngành mía đường Việt Nam", ông Lộc nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem