Cụ thể, về nhu cầu vốn trong khu vực nhà nước để có thể hoàn thành các mục tiêu phát triển được đặt ra trong thời gian 2020 - 2025, Sở cho biết nhu cầu vốn trong khu vực nhà nước (bao gồm vốn ngân sách và vốn nhà nước đi vay hoặc phát hành trái phiếu) ước tính sơ bộ là 41.660,248 tỉ đồng.
Trong đó: vốn đầu tư cho các nghiên cứu quy hoạch, dự án, các quy định, chính sách là 288,248 tỉ đồng, vốn đầu tư hạ tầng giao thông 30.000 tỉ đồng, vốn đầu tư hạ tầng chống ngập 6.422 tỉ đồng, vốn đầu tư chuyển đổi số 4.400 tỉ đồng, vốn kích cầu một sô dự án các ngành nghề kinh tế sáng tạo 550 tỉ đồng.
Các nhu cầu về vốn trong giai đoạn tiếp theo sẽ được nghiên cứu, tính toán theo từng thời điểm để phù hợp với các kết quả đạt được trong giai đoạn 2020 - 2025 và mục tiêu đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.
Đề án chia làm 3 giai đoạn phát triển TP Thủ Đức. Giai đoạn 1: Khởi tạo từ năm 2020 đến năm 2022, giai đoạn 2: giai đoạn triển khai (2023 - 2030), giai đoạn 3: giai đoạn hoàn thiện (2030-2040).
Giai đoạn 1: Thành lập cơ quan quản lý - Chính quyền đô thị; dự thảo cơ chế đặc thù - Cơ chế phối hợp, họp tác, cộng tác; xây dựng các bộ tiêu chí và công cụ quản lý; xây dựng dự án: thí điểm - ngắn hạn - trung hạn - dài hạn; tạo quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất…
Diện tích phát triển: 100 ha. Tập trung chính vào các trụ cột kinh tế sáng tạo có sẵn như Khu Công nghệ cao, Khu Thủ Thiêm, Khu Đại học quốc gia. Thu hút dân cư: 50.000 người. Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 50 ha (20.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên).
Một góc TP Thủ Đức đoạn qua cụm ĐH Quốc gia TP.HCM và Khu du lịch Suối Tiên. Ảnh: HOÀNG GIANG
Giai đoạn 2: Diện tích phát triển 500 ha. Thu hút dân cư: 80.000 người. Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 150 ha (50.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên).
Giai đoạn 3: Chiến lược đầu tư mở rộng đối với tất cả các nhóm ngành kinh tế, đẩy mạnh phát triển đối với nhóm ngành ưu tiên (đã triển khai đầu tư trong giai đoạn 2), xây dựng chính sách lan tỏa phát triển toàn khu vực phía Đông Thành phố và vùng phụ cận trên địa bàn Thành phố.
Chiến lược đầu tư toàn diện trên địa bàn Thành phố, xây dựng TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, triển khai kết nối các trung tâm kinh tế trên cả nước và quốc tế. Diện tích phát triến: 1.800 ha. Thu hút dân cư: 200.000 người. Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 350 ha (150.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên).
Chỉ tiêu cơ bản của đô thị TP này cũng được tính toán. Dân số cư trú sẽ đạt mức 1,5 triệu người vào năm 2030, đạt mức 1,9 triệu người vào năm 2040 và đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Quy hoạch đô thị sẽ tính toán cho mức dân số tối đa đế chuẩn bị cho nhu cầu tương lai.
Về giao thông công cộng cần đáp ứng 50%-60% nhu cầu đi lại. Mạng lưới đường trục chính đô thị cần hoàn thiện với khoảng cách giữa các tuyến đường từ 4 - 6 km.
Đến năm 2040, đảm bảo chống ngập tới tần suất 80% (5 năm mới xảy ra ngập 1 lần). 10% diện tích Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố sẽ là công viên (tương đương 2.100 ha là các công viên, không gian mở).
30% diện tích công viên sẽ trở thành hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập (tương đương 630 ha đất làm hồ điều hòa). 20% tổng diện tích quy hoạch là mặt phủ tự nhiên cho phép thấm thấu nước mưa xuống lòng đất.
1.000 đến 1.200 ha đất công nghiệp sẽ được bố trí trong Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố để đảm bảo không gian sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu phát triển.
TP Thủ Đức tương lai cũng được xác định có 9 khu trung tâm đổi mới sáng tạo: -Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính, Khu liên họp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, Khu Công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học.
Khu Đại học Quốc gia Thành phổ - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục, Khu Linh Trung kết nối Đại học Quốc gia và Khu Công nghệ cao, Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái, Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai.
Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam bộ Khu cảng quốc tế Cát Lái, Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.